07/11/2015 13:49 GMT+7

​Đúng giờ lại bị xem là… chuyện lạ

LÊ MY ghi
LÊ MY ghi

TTO - "Có lẽ ở Việt Nam lâu nay, chuẩn mực trong giờ giấc ít được mọi người tôn trọng. Dần dần, những người tuân thủ theo chuẩn mực đó lại bị xem là… chuyện lạ".

Thầy Nguyễn Văn Hà - Ảnh: Lê My

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà, giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Koa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) nói như trên, khi đề cập chuyện sinh viên một trường cao đẳng ở TP.HCM bị "nhốt".

Sinh viên báo chí kể thầy Hà là người luôn luôn đến sớm hơn giờ giảng 15 phút, điều đó ban đầu khiến sinh viên ngạc nhiên, sau đó, họ cũng không dám đi trễ nữa.

Thầy Hà giải thích: “Tôi đến lớp sớm hơn 15 phút, giản dị chỉ vì muốn chuẩn bị phương tiện giảng dạy thật chu đáo, tinh thần sẵn sàng. 28 năm đi dạy, tôi luôn tuân thủ nguyên tắc này”.

Nếu lớp học buổi sáng bắt đầu lúc 7 giờ, thầy đã phải thức dậy lúc 5 giờ và khởi hành từ 6 giờ, đã tính trừ hao thời gian cho kẹt xe, trục trặc trên đường. “Thật ra tôi thường đến trường trước 30 phút, đợi mở cửa lớp nên 15 phút sau mới lên giảng đường được”, thầy vui vẻ nói.

Rồi thầy nói: "Nhận nhiệm vụ dạy học mà giảng viên chỉ cần trễ 5 đến 10 phút thì những sinh viên chăm chỉ sẽ phải chờ đợi, có thể sẽ thất vọng. 5 hay 10 phút đó nhân với nhiều người thì số thời gian bị lãng phí sẽ rất nhiều. Khi đó người đứng lớp là người có lỗi".

Còn một nguyên nhân nữa mà theo thầy Hà là đặc thù của nghề báo. "Để làm báo, sinh viên phải trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng và đức tính. Có lẽ một đức tính tiên quyết nhất để trở thành nhà báo chuyên nghiệp chính là tôn trọng giờ giấc, luôn luôn đúng hẹn với tất cả mọi người và trong mọi trường hợp”, thầy chia sẻ.

Thầy Hà cũng nhấn mạnh: “Đã là một lớp học quy củ thì tôn trọng giờ giấc chính là tôn trọng tập thể, đồng thời là sự tự tôn của bản thân. Người có tài giỏi mấy mà luôn luôn đi trễ thì trong mắt người khác cũng ít được tin cậy. Những ai làm việc đúng giờ sẽ được cấp trên tin cậy, vì thế mà cơ hội thăng tiến mở ra. Khi không tuân thủ giờ giấc thì câu chuyện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vẫn còn rất xa vời, viển vông".

Thế hệ sau đi học trễ hơn?

Không nên có một cái nhìn quá máy móc về hiện tượng sinh viên đi trễ. Nhà trường nên hiểu thấu, tiên liệu được nguyên nhân trễ học của sinh viên và có giải pháp xử lý linh hoạt. Hơn hết, hãy gieo vào sinh viên ý niệm đúng giờ vì điều đó thể hiện sự trưởng thành, trình độ văn minh của con người trong xã hội

Ở Việt Nam có hàng trăm hàng ngàn lý do để đi trễ, nhiều khi muốn đúng giờ cũng không được. Vì thế, tôi khuyến khích sinh viên làm việc đúng giờ, nhưng thông cảm cho họ đến trễ 15 phút. Sinh viên cứ tự nhiên vào lớp, giữ yên lặng, không ảnh hưởng người khác. Ai đến trễ hơn 15 phút thì vui lòng ở ngoài, đến giờ nghỉ giải lao thì vào.

Giảng dạy lâu năm, theo quan sát của tôi, nếu so các thế hệ sinh viên, thì thế hệ sau này có vẻ càng ngày càng đi học trễ hơn! Sinh viên năm nhất thường chăm đến lớp hơn năm 2; năm 2 thì hơn năm 3... Có vẻ sinh viên càng lên lớp cao hơn thì sự chăm chỉ và ý thức đúng giờ càng giảm đi.

NGUYỄN VĂN HÀ

LÊ MY ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Nhờ ý thức tự học, Phan Quang Hiển Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Bố tôi mất từ năm tôi học lớp 3. Lúc biết điểm thi, tôi rất xúc động. Việc đầu tiên tôi làm là thắp hương báo tin vui cho bố', Trần Hữu Thịnh nói.

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Vụ 'Hồng tỷ' gây chấn động, nhưng dân cư mạng lại đang biến thành trò đùa vượt quá giới hạn.

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội - gây chú ý khi đạt điểm số 'khủng' tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đồng thời là thủ khoa khối A01, C01, D01 và D11.

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nhiều trí thức trẻ mong có việc mới vì chính sách thu hút dừng giữa chừng khi sáp nhập

Sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, 25 trí thức trẻ công tác hơn 9 năm tại tỉnh Phú Yên (cũ) rơi vào cảnh hụt hẫng khi chính sách thu hút dừng giữa chừng sau sáp nhập, mong được bố trí công việc mới.

Nhiều trí thức trẻ mong có việc mới vì chính sách thu hút dừng giữa chừng khi sáp nhập

Trung Quốc tăng kỷ lục số ngày nghỉ cưới để khuyến khích kết hôn và sinh con

Trung Quốc nâng số ngày nghỉ cưới lên mức kỷ lục để khuyến khích kết hôn, giữa lúc tỉ lệ sinh và số người kết hôn sụt giảm.

Trung Quốc tăng kỷ lục số ngày nghỉ cưới để khuyến khích kết hôn và sinh con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar