30/03/2016 14:45 GMT+7

Đừng để trắng tay đỏ mắt vì không rành đa cấp

NGUYỄN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN HÙNG

TTO - Trong số những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch của người dân nghèo bị lừa đảo bằng hình thức tham gia vòng xoáy kinh doanh đa cấp hay tín dụng đen, có một nguyên nhân chung là các nạn nhân đều thiếu những hiểu biết cần thiết.

Công an, quản lý thị trường tỉnh Gia Lai niêm phong, thu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp tại một cơ sở kinh doanh ở TP Pleiku - Ảnh: Thái Bá Dũng

Vụ Tập đoàn Liên Kết Việt lừa đảo khoảng 60.000 người ở 27 tỉnh, thành phố gần 2.000 tỉ đồng dưới chiêu bài kinh doanh đa cấp, đẩy bao gia đình lương thiện vào đường cùng khốn khó vẫn chưa hết nóng thì dư luận lại sục sôi xung quanh câu chuyện tín dụng đen tại Cà Mau và An Giang.

Vẫn là do nhẹ dạ cả tin, cần tiền vốn để giải quyết nhu cầu cấp bách về gia cảnh, đầu tư kinh doanh hi vọng thoát nghèo hay tham vọng làm giàu nhanh... mà hàng ngàn hộ nông dân ở miền Bắc và miền Tây Nam bộ đã và đang lao đao bởi đã trót tham gia đường dây lừa đảo Liên Kết Việt hoặc vay tiền nặng lãi của những “con bạch tuộc”.

Bên cạnh việc chú trọng trang bị kiến thức cho dân, ngành công an, kiểm sát và tòa án cần vào cuộc kịp thời, mạnh mẽ và nghiêm minh xử lý, răn đe, phòng chống tội phạm lừa đảo nói chung, tội phạm kinh doanh đa cấp biến tướng và tín dụng đen nói riêng

Dễ bị lôi kéo, lừa gạt

Đâu phải chỉ có hơn 60.000 người ở 27 địa phương trở thành nạn nhân của Liên Kết Việt hay vài trăm hộ dân tại Cà Mau, An Giang điêu đứng vì tín dụng đen, chuyện đau lòng tương tự như thế đã và đang diễn ra ở nơi này nơi khác, chỉ là khác nhau về quy mô lớn nhỏ, đã bị phát giác hay vẫn âm thầm hoành hành mà thôi.

Những câu chuyện, những địa bàn khác nhau nhưng có cùng mẫu số chung là người dân, đa số thuộc diện nghèo, cận nghèo, nhất là vùng sâu vùng xa, bị cuốn vào vòng xoáy lừa đảo để rồi trở thành nạn nhân đông đảo, phải gánh trên vai những khoản nợ “không biết lấy gì mà trả”, đã hoặc đang đối diện với nguy cơ phá sản, trắng tay, mất nhà, mất đất, thậm chí còn mang thương tật hay đe dọa mạng sống vì bị chủ nợ hành hung, xiết nợ...

Trong số những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch của người dân nghèo bị lừa đảo bằng hình thức tham gia vòng xoáy kinh doanh đa cấp hay tín dụng đen, có một nguyên nhân chung là các nạn nhân đều thiếu những hiểu biết cần thiết.

Họ hổng kiến thức về pháp luật đã đành, lại thiếu cả những kiến thức sơ đẳng về kinh tế, xã hội... nên càng dễ bị lôi kéo, lừa gạt, mặc dù những bài học kiểu ấy không phải là mới và các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên phản ánh, cảnh báo.

Với vòng xoáy kinh doanh đa cấp, nếu như người có hiểu biết thường cảnh giác “chỉ có buôn bán ma túy mới có lãi khủng như vậy” thì hàng vạn người khác lại tự nguyện lao vào.

Cũng thế, những nạn nhân của tín dụng đen có không ít người “dính bẫy” đơn giản chỉ bởi thấy vay quá dễ dàng (chỉ cần CMND, sổ hộ khẩu, giấy chủ quyền nhà đất hay xe, không cần phương án đầu tư kinh doanh, trả nợ) đã đi vay, không cần suy nghĩ sẽ làm gì để sinh lời, lấy gì để trả nợ gốc và lãi.

Có không ít nạn nhân bi kịch đến mức đi rửa chén thuê hoặc bán xôi thu nhập chỉ 100.000 đồng/ngày mà cũng đi vay tín dụng đen để phải trả nợ 150.000 đồng/ngày!

Thậm chí, có nạn nhân còn thật thà cho biết: “Thấy mọi người ùn ùn đi vay thì cũng nhào vô, không biết vay để làm gì”!

Giúp dân không ảo tưởng

Những lỗ hổng về kiến thức nói trên, ngoài chuyện do chính những người dân không tự học hỏi, không đọc báo, xem - nghe đài... còn có trách nhiệm rất lớn của chính quyền, các cơ quan chức năng nhà nước và đoàn thể, đặc biệt là ở cấp địa phương gần cư dân.

Thực tế những gì diễn ra vừa qua cho thấy hầu như chính quyền các cấp đều không nắm được vấn đề, khi truyền thông vào cuộc điều tra, thông tin cụ thể thì cơ quan chức năng mới “giật mình” nhưng lại thiếu biện pháp kiên quyết xử lý, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, cho cơ chế thị trường, do lực lượng mỏng, thiếu kinh phí hoạt động...

Kết cục là người dân phải lãnh đủ mọi hậu quả của các hành vi lừa đảo. Nếu như người dân được thường xuyên tuyên truyền cảnh báo, khuyến cáo, nếu như sự việc xảy ra ở mỗi địa phương đều được chính quyền sở tại kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa... thì sẽ hạn chế hậu quả, thậm chí không xảy ra.

Có thể nói nguyên nhân người dân thiếu hiểu biết pháp luật, kiến thức kinh tế - xã hội như nói trên cũng chính là vấn đề chỉ ra các giải pháp phòng chống lừa đảo, biến tướng kinh doanh đa cấp và tín dụng đen mà các cấp các ngành cần thực hiện thường xuyên, lâu dài.

Đó là việc phải dùng nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh, nhất là sinh hoạt của các hội đoàn ở khu dân cư, tuyên truyền, vận động, trang bị kiến thức tối thiểu cho người dân để không bị rơi vào ảo tưởng làm giàu nhanh, đổi đời trong chốc lát, làm mồi cho bọn lừa đảo.

Ngoài ra cũng phải kể đến việc tăng cường đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ, đáp ứng nhu cầu của dân, nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mặt khác, cần xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình các quỹ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ bệnh nhân nghèo, tương trợ xây nhà, phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã... như đã thành công ở nhiều nơi.

NGUYỄN VĂN HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân nói phải trả tiền để tiêu hủy heo chết do dịch tả, công an vào cuộc làm rõ

Tại xã Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều hộ dân phản ánh họ phải nộp tiền cho đơn vị thu gom heo chết mới được đưa heo đi xử lý.

Người dân nói phải trả tiền để tiêu hủy heo chết do dịch tả, công an vào cuộc làm rõ

Quốc lộ 19 lại bong tróc, đề nghị kiểm định độc lập chất lượng mặt đường

Quốc lộ 19 qua một số nơi tại tỉnh Gia Lai tiếp tục xuất hiện bong tróc khi bước vào mùa mưa, địa phương kiến nghị kiểm định độc lập chất lượng mặt đường.

Quốc lộ 19 lại bong tróc, đề nghị kiểm định độc lập chất lượng mặt đường

TP.HCM chỉnh biển chỉ dẫn theo tên mới, người dân chủ động làm quen tránh đi nhầm

TP.HCM đang điều chỉnh dần hệ thống biển chỉ dẫn theo tên hành chính mới, đảm bảo đồng bộ và thuận tiện cho người dân.

TP.HCM chỉnh biển chỉ dẫn theo tên mới, người dân chủ động làm quen tránh đi nhầm

Những câu chuyện song song đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện xúc động.

Những câu chuyện song song đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa hè: Cơ quan chức năng nói gì?

Trận mưa lớn bất ngờ vào chiều tối 5-7 làm nhiều đường phố ở Đà Nẵng chìm trong nước giữa mùa hè, khiến người dân bức xúc.

Đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa hè: Cơ quan chức năng nói gì?

Sốc với lời 'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm hành chính công phường Thủ Đức

Dù chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng tôi khá 'sốc' với lời 'xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm phục vụ hành chính công phường Thủ Đức.

Sốc với lời  'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm hành chính công phường Thủ Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar