15/05/2021 10:54 GMT+7

Đừng để thi đua thành áp lực

PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM NGÂN (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM)
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM NGÂN (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM)

TTO - Làm thế nào để khắc phục tình trạng học giả bằng thật? Tôi nghĩ ở đây cần phân biệt hai chuyện. Một là chuyện các em học sinh tuy học kém nhưng vẫn lên lớp, thậm chí vẫn là học sinh tiên tiến.

Đừng để thi đua thành áp lực - Ảnh 1.

Học sinh trong một giờ học sân khấu hóa tác phẩm văn học. Đây là một trong những cách học tạo hứng thú cho học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG

Ở đây có lỗi của học sinh một phần, nhưng cái chính là lỗi của nhà trường, của thầy cô giáo và một phần của cả phụ huynh học sinh. Ngoài những nguyên nhân tiêu cực do quan hệ, bệnh thành tích là cái tạo nên nhiều hệ lụy trong chuyện này.

Muốn có học thật, thi thật thì dứt khoát phải khắc phục triệt để bệnh thành tích, đổi mới hoạt động thi đua, đừng để thi đua trở thành áp lực đối với nhà trường và giáo viên. Ngay cả cách đánh giá học sinh cũng phải thay đổi. Muốn có học thật, thi thật thì cách đánh giá, cho điểm cũng phải thay đổi, phải "thật".

Vấn đề thứ hai của chuyện học thật, thi thật liên quan đến việc đi học của người lớn. Chúng ta đang cổ vũ cho việc học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập. Việc này có ý nghĩa xã hội và kinh tế rất lớn. 

Tuy nhiên ai cũng thấy ở đây đang xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực đáng buồn. Nhiều người đi học không phải để nâng cao hiểu biết, tay nghề mà chủ yếu là để được nâng lương, để được đề bạt vào chức vụ này chức vụ kia.

Nhất là đối với cách học để lấy bằng hai. Nhiều người thắc mắc không hiểu ông ấy, bà ấy là người có chức vụ, trọng trách nặng nề lấy đâu ra thời gian để học mà lại có nhiều bằng cấp như vậy. Cái cốt yếu là phải xác định cho đúng mục đích của việc học. 

Học là để có kiến thức, nâng cao hiểu biết, rèn luyện tay nghề. Không nên xem học là phương tiện để làm việc khác. Chừng nào mục tiêu của việc học được xác định đúng đắn thì lúc đó mới có học thật, thi thật.

Thật với chính mình

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của tân bộ trưởng Bộ GD-DT trong thư gửi toàn ngành khi mới nhậm chức.

Nghề nhà giáo phải được vinh danh xứng đáng, nhưng muốn được vinh danh trước hết nhà giáo phải làm tròn sứ mạng của mình.

Chuyện học thật, thi thật cũng vậy, phụ thuộc chủ yếu ở nhà trường, ở thầy cô giáo. Cái chính là phải thật với chính mình.

Diễn đàn 'Học thật, thi thật, nhân tài thật': Ngành giáo dục phải nhìn thẳng vào sự thật

TTO - Nhiều năm nay, khi đến thời điểm cận kề thi, kiểm tra các học kỳ, phụ huynh tăng cường cho con đi học thêm mà phần lớn là luyện trước các bài mẫu nhằm đạt điểm cao.

PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM NGÂN (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar