21/03/2025 08:55 GMT+7

Đừng để tái diễn vụ 'ngón tay triệu đô'

Làm sao để không tái diễn như vụ Phúc Sơn ở tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó cựu bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan giơ ngón tay trỏ bàn tay phải và được Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, hối lộ 1 triệu USD (25 tỉ đồng)?

Đừng để tái diễn vụ

Cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và cựu chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành - Ảnh: Bộ Công an

Ngoài bà Lan, cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành bị cáo buộc được Hậu "Pháo" hối lộ nhiều nhất trong các lãnh đạo địa phương với tổng số 49,8 tỉ đồng. 

Ông Phạm Hoàng Anh, cựu phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bị cáo buộc nhận hối lộ 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, bị cáo buộc nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.

Số tiền nhận hối lộ quá lớn của các cựu quan chức tỉnh Vĩnh Phúc đang khiến dư luận rất bức xúc. Cùng với đó, thông tin về việc tỉnh này nhiều năm (2016 - 2022) đứng trong tốp đầu bảng xếp hạng, thậm chí năm 2022 đứng đầu cả nước về kết quả đánh giá công tác phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ công bố đã khiến nhiều người chua xót.

Tuổi Trẻ ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia xung quanh câu chuyện này.

Đại biểu PHẠM VĂN HÒA (đại biểu hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội):

Bài học về xếp hạng phòng chống tham nhũng

Đối với riêng tỉnh Vĩnh Phúc, theo xếp hạng của Thanh tra Chính phủ công bố, năm 2022 tỉnh này từng đứng đầu cả nước về điểm số phòng chống tham nhũng dù bảng xếp hạng của Thanh tra Chính phủ công bố tính theo thời điểm và có nhiều nội dung đánh giá khác nhau. Nhưng rõ ràng qua đây là bài học đau xót và các cơ quan cần rút kinh nghiệm, xem xét nghiêm túc lại cách đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng của tỉnh hiện nay.

Tôi cho rằng cần phải xem xét lại các tiêu chí trong việc đánh giá và phải làm sao cho thực chất, hiệu quả. Không thể để tái diễn như vụ Phúc Sơn ở Vĩnh Phúc khiến người dân bất bình về sự trái ngược giữa đánh giá và thực tại.

Người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao một số cán bộ, người đứng đầu từng đứng trên bục thao thao bất tuyệt về phòng chống tham nhũng, về đạo đức nhưng cuối cùng khi bị phanh phui lại là những người tham nhũng nhiều nhất. 

Và câu hỏi theo kiểu tại sao một tỉnh xếp hạng đứng đầu trong một giai đoạn dài về phòng chống tham nhũng của cả nước nhưng cuối cùng lộ ra cả loạt tham nhũng ở chính ba người đứng đầu và nhiều người khác.

Việc xử lý những cán bộ, thậm chí từng đứng đầu các tỉnh ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi liên quan vụ Phúc Sơn và các vụ trước đó cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Điều này cho thấy quan điểm rõ ràng dù là ai, ở cương vị nào nếu có hành vi tham nhũng, tiêu cực đều sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Qua vụ án Phúc Sơn cũng cho thấy hiện tượng câu kết, móc ngoặc, sân sau giữa doanh nghiệp với quan chức trong thực hiện các dự án rất rõ ràng. Thậm chí vì lợi ích của mình, các quan chức thoái hóa, biến chất đã sẵn sàng bỏ qua các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hưởng lợi với số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước rất lớn.

Ông NGUYỄN TÚC (ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam):

Phải nâng cao giám sát

Không chỉ riêng vụ Phúc Sơn mà nhiều vụ án như: chuyến bay giải cứu, Việt Á... được phanh phui thời gian qua đã cho thấy có sự câu kết, móc ngoặc giữa cán bộ, quan chức với doanh nghiệp để nhận hối lộ, tham nhũng. 

Với riêng việc xử lý vụ Phúc Sơn rõ ràng cũng là điển hình của sự thông đồng, móc ngoặc, lợi ích nhóm giữa chủ doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh như Vĩnh Phúc tại thời điểm đó để có cơ hội trúng thầu dự án với giá thấp hơn, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Qua việc xử lý vụ Phúc Sơn ở Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Thọ, rõ ràng hành vi tham nhũng không còn là ở một cá nhân mà đã xảy ra với cả ba lãnh đạo chủ chốt của tỉnh như Vĩnh Phúc... 

Điều này cho thấy tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, kể cả người đứng đầu, đã rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc giám sát cán bộ, nhất là giám sát người đứng đầu ở đây đã bị xem nhẹ, thậm chí có sự nể nang, các cơ quan ở địa phương không dám thực hiện giám sát người đứng đầu.

Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng cần có đánh giá lại vấn đề này và phải nâng cao công tác giám sát với cán bộ, đảng viên. 

Trong đó phải phát huy vai trò của MTTQ, tai mắt của nhân dân trong giám sát đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Cùng với đó thực hiện công tác phê bình, tự phê bình một cách nghiêm túc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khi phát hiện dù đó là ai, ở cương vị nào.

PGS.TS LÊ QUỐC LÝ (nguyên phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

Cần phá vỡ vòng tròn câu kết quan chức và doanh nghiệp

Đây không phải là việc chỉ xảy ra ở Vĩnh Phúc mà qua các vụ án, vụ việc bị phanh phui, xử lý thời gian qua cho thấy nó đã xảy ra ở nhiều nơi. Như ở Quảng Ngãi, Phú Thọ trong chính vụ Phúc Sơn, Bắc Giang vụ Thuận An hay ở Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... trước đó. 

Do vậy qua đây phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là giám sát với người đứng đầu ở địa phương. Bên cạnh đó tăng cường giáo dục, phát huy tính nêu gương, trách nhiệm của những người đứng đầu.

Một điều cốt lõi cũng cần thấy qua vụ Phúc Sơn và nhiều vụ khác chính là cán bộ, nhất là người đứng đầu ở địa phương như bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu bí thư được giao quyền lực lớn nhưng thiếu tu dưỡng, thoái hóa, biến chất, câu kết móc ngoặc với doanh nghiệp để tạo thành các nhóm lợi ích, thậm chí rất lớn. 

Có khi doanh nghiệp bỏ ra 10 cho quan chức nhưng lợi thu lại đến 100. Còn quan chức có khi nhờ doanh nghiệp "nuôi" lại được phát triển lên và tiếp tục quay lại hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là vòng tròn lợi ích.

Để phá vỡ vòng tròn câu kết, móc ngoặc thì điều đầu tiên phải công khai, minh bạch, nhất là liên quan đấu thầu.

Không thể để tình trạng mập mờ, vì sức ép của người nọ, người kia để cho doanh nghiệp nào đó được trúng thầu hay được chỉ định thầu vô lý. Quan trọng hơn là phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ, luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu.

Cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó yếu tố then chốt là làm thật tốt công tác tổ chức cán bộ, chọn được đúng cán bộ để đưa vào các vị trí. Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật.

Đại biểu PHẠM VĂN HÒA

Bộ Công an tiếp tục điều tra sai phạm của các cá nhân liên quan vụ Phúc Sơn

Cơ quan điều tra nhận định vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn là điển hình cho việc nhà thầu thi công cấu kết, thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư dự án nhằm trục lợi. Sai phạm của các cá nhân liên quan vụ án tiếp tục được điều tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar