13/02/2012 05:27 GMT+7

Đừng để du khách quay lưng với chúng ta

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn

TT - Trao đổi về tình trạng đeo bám, “chặt chém” khách du lịch, tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thẳng thắn nhìn nhận:

- Tình trạng đeo bám, nài nỉ, thậm chí bắt buộc mua hàng với giá “chặt chém” khách du lịch là một vấn nạn kéo dài. Có thời điểm cả nước tập trung làm quyết liệt thì ngăn chặn được phần nào, nhưng chỉ cần buông lỏng một chút là lại đâu vào đấy. Nhất là khi mùa lễ hội đang ở cao trào, nạn đeo bám và “chặt chém” càng leo thang. Đây thật sự là một vấn đề nhức nhối, làm phương hại uy tín của ngành du lịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hấp dẫn của điểm đến VN.

Ăn cá... chục triệu đồng ở Hạ LongNóng chuyện “chặt đẹp” du khách

Phóng to
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Ảnh: M.H.

* Vậy trách nhiệm của ngành du lịch đến đâu trong vấn nạn này?

"Chúng ta có sử dụng bao nhiêu hình thức quảng bá, bao nhiêu biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng tình trạng níu kéo và “chặt chém” du khách vẫn khiến không ít du khách ngoảnh mặt quay lưng với chúng ta"

- Tổng cục Du lịch luôn ý thức và không bao giờ lẩn tránh trách nhiệm của mình. Tất cả cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh lữ hành của ngành đều cần được rà soát để đảm bảo không có tình trạng nâng giá, “chặt chém” khách. Chúng tôi sẽ quan tâm tới cả chuyện hướng dẫn viên của các hãng lữ hành “đi đêm” với các chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm để ép khách mua, ăn hoa hồng. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ của vấn nạn chung. Ngành du lịch thật ra chỉ là người đưa khách đến, tiếp khách, còn những gì đang diễn ra hằng ngày lại do từng con người cụ thể ở từng phường xã, địa phương cụ thể. Phải có những giải pháp đồng bộ trên quy mô cả nước may ra mới ngăn chặn được nạn “chặt chém” du khách.

* Ngành du lịch đóng vai trò tham mưu như thế nào để có chính sách đồng bộ giải quyết rốt ráo tệ nạn đeo bám, “chặt chém” khách du lịch?

- Thật ra việc bán hàng rong, níu kéo mời chào khách du lịch không chỉ là vấn nạn của du lịch VN hay các nước thế giới thứ ba. Ngay cả những nước có ngành du lịch phát triển nhất thế giới như Pháp hay Ý những chuyện này vẫn diễn ra, có điều ở mức độ nhẹ nhàng hơn, chấp nhận được. Còn ở VN, việc chèo kéo đôi khi tới mức cưỡng ép mua bán, còn giá cả bị “chặt chém” có thể gọi là hành vi lừa đảo. Ở những nước láng giềng có ngành du lịch mới phát triển trong vòng 15-20 năm trở lại đây như Malaysia và Thái Lan, cùng với ngành du lịch, chính phủ đã tiến hành những chiến dịch tuyên truyền vận động dân chúng về lợi ích của việc lịch sự, niềm nở, ôn hòa, không chèo kéo mua bán, không bán hàng kiểu “cắt cổ”. Nhận thức xã hội không đến ngay lập tức mà phải dần dần. Khái niệm “tổng doanh thu xã hội từ du lịch” phải được từng người dân thấm vào hành vi, làm sao cho hiểu sẽ được lợi gián tiếp và lâu dài từ đó, chứ không nhất thiết phải hưởng lợi lập tức bằng việc đếm tiền hằng ngày sau khi chèo kéo và bán giá “trên trời”.

Ở VN, trong khi chờ đợi những biến chuyển tích cực của hệ thống tuyên truyền giáo dục để người dân thấm thía lợi ích cá nhân song hành với lợi ích quốc gia, đồng thời tình nguyện tham gia ủng hộ những chiến dịch quảng bá du lịch kiểu “bán hàng giá rẻ” hay “nụ cười VN thân thiện” của Nhà nước, chúng ta cần có những chính sách đồng bộ và kiên quyết hơn ở tầm vĩ mô. Ai cũng biết một mình ngành du lịch sẽ chẳng thể nào giải quyết được “quốc nạn” này. Tổng cục Du lịch đã đề xuất với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và qua đó với Chính phủ muốn phát triển du lịch lâu dài, bền vững cần có cơ chế, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật đủ mạnh, làm rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan; cần có chế tài nghiêm khắc hơn, đủ sức răn đe với những hành vi đeo bám và “chặt chém”, có thể truy tố nếu đủ dấu hiệu vi phạm về hình sự.

Phóng to

“Cảnh sát du lịch là một gợi ý hay”

* Thưa ông, ông có đồng tình với việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch ở VN?

- Cảnh sát du lịch là một hình thức phổ biến ở nhiều quốc gia có nền du lịch phát triển. Ở VN chưa có tiền lệ về cảnh sát du lịch, nhưng theo tôi đó cũng là một gợi ý hay.

VN đang có tiềm năng và cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Khi sự phát triển tự thân đạt tới một quy mô nào đó, nó sẽ đòi hỏi một hệ thống chế tài và một nguồn nhân lực xử lý các vấn đề đặt ra. Có thể chưa phải ở trên một diện rộng khắp toàn quốc, nhưng ở những địa phương có lượng du khách đến đông, tình trạng lộn xộn nổi cộm, cần thiết thành lập những đội ứng cứu thí điểm hoạt động với bản chất như cảnh sát du lịch. Vấn đề băn khoăn của tôi là ai quản lý, ngành du lịch hay ngành công an, câu trả lời cần được nghiên cứu kỹ sau những thí điểm. Trước mắt, theo tôi, ở những địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Hạ Long... - những điểm đến tiêu biểu, tập trung đông khách nhất - có thể thành lập ngay lực lượng tương tự như cảnh sát du lịch.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar