20/05/2018 14:55 GMT+7

Đừng để con khổ vì 'ba nói gà, mẹ nói vịt'

NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)
NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)

TTO - Trong quá trình nuôi dạy con cái, có không ít bậc phụ huynh bất đồng theo kiểu "ông nói gà, bà nói vịt", nhưng ai cũng bắt trẻ phải nghe theo, làm theo.

Đừng để con khổ vì ba nói gà, mẹ nói vịt - Ảnh 1.

Cha mẹ bất đồng quan điểm trong dạy con sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ - Ảnh: LoveBondings

Sống trong môi trường gia đình như thế, trẻ khó xử vì không biết nghe ai. Quan trọng hơn, nhân cách trẻ có thể bị ảnh hưởng.

Con không biết nghe ai

Bé Hòa An, 11 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP.HCM ấm ức kể: "Mỗi lần làm toán hay tập làm văn là cháu đến khổ. Mẹ bảo khi làm văn thì cô giáo làm mẫu thế nào thì chép nguyên xi của cô, còn ba thì bảo học văn phải biết sáng tạo. 

Thế rồi ba mẹ cháu tranh luận với nhau cách giáo dục cháu sao cho hiệu quả. Cháu đi học đã mệt rồi mà ngày nào cũng phải cố gắng để làm hài lòng cả ba và mẹ".

Còn bé Anh Thư, 9 tuổi, Q. Thủ Đức, TP.HCM than: "Mẹ cháu luôn dạy phải chăm học, ăn nói lễ phép, lịch sự, tôn trọng người khác. Vậy mà ba cháu hễ đi vắng thì thôi, cứ về nhà là quát tháo mẹ con cháu, còn bảo sẽ cho cháu nghỉ học sớm để gia đình khỏi vất vả".

Gia đình là "môi trường xã hội" đầu tiên để trẻ tiếp nhận những chuẩn mực, giá trị đạo đức, trong đó cha mẹ là người thân tình và gần gũi nhất với trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách trẻ.

Nếu cha mẹ không nhất quán, thậm chí trái ngược nhau trong cách giáo dục con sẽ khiến trẻ hoang mang, khó xử. 

Ban đầu trẻ không biết nghe ai, không biết ''theo ai'' mới tốt. Lâu dần, trẻ sẽ học cách thích ứng với việc ứng xử, lối dạy khác nhau của cha và mẹ. 

Có trẻ hình thành tâm lý đối phó cho phù hợp với cách giáo dục của mỗi người khiến nhân cách của chúng bị lệch lạc trong quá trình hoàn thiện.

Cũng có khi trẻ sẽ nghiêng về một phía - hoặc cha hoặc mẹ, và không tiếp thu lời dạy của người kia, thậm chí là tỏ thái độ coi thường.

Cần lắm sự hòa hợp

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ rất cần nhận được sự giáo dục hài hòa, nhất quán của cha và mẹ, có thể khác nhau về phương pháp tác động, nhưng không nên quá đối lập về mục đích giáo dục con. 

Vì thế, cha mẹ cần có sự thảo luận và hợp tác trong quá trình giáo dục con. Tốt nhất là phải có sự thống nhất trước khi tác động đến trẻ. Cha mẹ hãy phát huy vai trò là đấng sinh thành, dưỡng dục của mình để trẻ tiếp thu và hành xử theo.

Cạnh đó, hãy trao đổi những vướng mắc trong cách giáo dục con với các bậc cha mẹ nhiều kinh nghiệm khác để học hỏi kỹ năng làm cha mẹ, cách xử lý những tình huống khó xử. 

Thậm chí, các bậc cha mẹ có thể gặp gỡ chuyên gia tâm lý về nuôi dạy trẻ nếu như cả hai chưa thực sự thống nhất trong cách dạy con. Sự hỗ trợ tích cực từ của một người giàu kinh nghiệm sẽ giúp hai bên nhận thức và hiểu rõ đâu là lý do dẫn tới sự bất đồng, từ đó tìm cách khắc phục.

Ngoài ra hãy tìm cách phát huy thế mạnh của mỗi người trong việc nuôi dạy con. Chẳng hạn, cha có năng khiếu về chơi thể thao thì dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, huấn luyện trẻ về kỹ thuật, động tác một số môn thể thao mà trẻ yêu thích. 

Ngược lại, mẹ có sở trường về khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội thì cố gắng kích thích con và dành nhiều thời gian để tạo cho con sự ảnh hưởng cũng như thuyết phục con hiểu, tin tưởng và tìm ra chân lý. Tất cả mọi sự tác động của cha mẹ đều nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách của con trẻ.

Điều quan trọng nhất là hãy biết lắng nghe và tôn trọng nhau. Trong gia đình không thể tránh khỏi những xung đột ý kiến giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong giáo dục con cái, cha mẹ cần trao đổi, thống nhất với nhau, biết lắng nghe và tôn trọng nhau, con trẻ sẽ đỡ khổ vì không biết nên theo ba hay theo mẹ. 

Cha hoặc mẹ tuyệt đối không được dùng con làm "vũ khí" trong các cuộc cãi vã của hai người. Hãy tạo cơ hội để con trẻ cũng được tham gia vào mối quan hệ "nội bộ" của cha mẹ. 

Hãy khéo léo dạy cho trẻ biết trong gia đình không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, quan trọng là chỉ cho trẻ thấy dù căng thẳng ở mức độ nào, sự bất đồng đều có thể giải quyết được và tình cảm gia đình là không thay đổi. 

Điều đó sẽ giúp trẻ biết quan tâm đến người thân, có trách nhiệm với gia đình và sẵn sàng làm cầu nối để hòa giải các mâu thuẫn xảy ra trong gia đình.

TTO - Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh hưởng lớn đến thành công của mỗi người. Với trẻ cũng vậy.

NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar