28/07/2015 14:32 GMT+7

Sao lại "chôn vùi" trí tưởng tượng của trẻ thơ?

DIỆU AN (Hà Tĩnh)
DIỆU AN (Hà Tĩnh)

TTO - Đọc bài viết Đừng dạy học sinh nói dối nữa đăng trên TTO ngày 28-7, tôi cho rằng đó là tình trạng không hiếm. Hiện tượng này xảy ra ở các cấp tiểu học và trung học, ở địa phương này và các địa phương khác.


Các học sinh đang trao đổi về kiến thức môn ngữ văn trước khi bước vào phòng thi kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2015 , ảnh chụp tại Hội đồng coi thi THCS Chu Văn An (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cháu tôi hiện đang học lớp 2 tại một trường tiểu học có tiếng ở Hà Tĩnh. Cháu vốn có khả năng diễn đạt trôi chảy, rành mạch hơn một số bạn đồng trang lứa.

Gia đình tôi lúc đầu cũng không chú ý nhưng khi đọc bài tập làm văn của cháu thì mới phát hiện ra, cháu khá hứng thú với môn học này. Những bài tập làm văn về nhà, yêu cầu tả về những người trong gia đình, cháu đã viết về ông bà, ba mẹ với những cảm nhận khá tốt bằng những gì mà cháu quan sát và cảm nhận trong cuộc sống hàng ngày.

Chẳng cháu đã tả về mẹ: “Trong nhà em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em là giáo viên của trường X. Hàng ngày mẹ đi dạy lúc 7 giờ và về nhà lúc 5 giờ chiều. Ngoài giờ dạy, mẹ thường bày cho em học, nấu cho ba và em những món ăn ngon tuyệt. Mẹ em rất vất vả nên em rất thương mẹ”.

Tuy nhiên, đoạn văn của em khi chấm bài cô giáo đã không hài lòng và yêu cầu phải viết theo hướng dẫn của cô như sau: "Trong nhà em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm nay 30 tuổi. Mẹ em là giáo viên của trường X. Những lúc rảnh rỗi mẹ em thường dạy em học và kể chuyện cho em nghe. Em rất yêu quý mẹ".

Lúc về nhà, cháu thắc mắc rằng mẹ chưa bao giờ kể chuyện cho cháu nghe mà sao cô giáo lại viết như thế. Nhưng vì bắt buộc nên cháu phải làm theo.

Có hôm rảnh rỗi, em gái tôi (là mẹ cháu) bảo cháu miêu tả về dì (là tôi) thì cháu đọc luôn một lèo như đã miêu tả về mẹ, chỉ cần thay mẹ bằng dì mà không cần suy nghĩ.

Chúng tôi ngớ người, bảo cháu dì và mẹ khác nhau và bảo cháu chỉ cần nói thật những cảm nhận của cháu về dì như những gì cháu thấy. Tuy nhiên, bé dứt khoát không chịu, bảo cô giáo không cho viết như vậy!

Nhớ lại hơn 20 năm trước, khi tôi còn là học sinh tiểu học, cô giáo ra đề tả về con vật nuôi trong nhà. Tôi chọn viết về con heo như sau: “Nhà em nuôi một con lợn. Tai nó to như hai cái lá mít. Thân nó bằng cái thùng đựng nước. Cái đầu to bằng cái gàu múc nước của nhà em. Bốn chân to như bốn khúc tre và cái đuôi luôn ngoe nguẩy. Con lợn nhà em rất ham ăn và béo ục ịch”.

Bài văn của tôi được cô giáo cho 8 điểm. Tôi hí hửng mang về khoe, cả nhà xem xong thì lăn ra cười vì cách so sánh ngộ nghĩnh của tôi. Thời đó, bố mẹ tôi bận làm lụng chẳng có thời gian hướng dẫn cho tôi học bài. Tất cả những gì tôi viết đều là sản phẩm của trí tưởng tượng từ những gì mình được nghe, được thấy trong cuộc sống hàng ngày.

Đoạn văn ấy đã trở thành một kỷ niệm thời thơ ấu của tôi mà đến giờ đã hơn 20 trôi qua nhưng mỗi thành viên trong gia đình tôi ai cũng nhớ vanh vách. Trẻ con chúng tôi hồi đó làm văn chẳng có khuôn mẫu bắt buộc nào cả dù cô giáo có hướng dẫn.

Kể lại câu chuyện này để mong rằng, thế hệ con cháu chúng tôi được tự do tư duy, thoải mái sáng tạo và tự nói lên được những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình. Cho dù những sáng tạo đó không phải xuất sắc nhưng ít ra cũng không phải là thứ cóp nhặt của người khác.

DIỆU AN (Hà Tĩnh)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Theo quy định của Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có 3 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên.

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Từ ngày 10-7 đến 12-7, thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 Hà Nội phải xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, nếu không sẽ được coi là từ chối quyền nhập học.

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Tối 4-7, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập khối không chuyên.

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar