25/12/2016 11:58 GMT+7

Đừng dạy con đánh giá bằng cảm nghiệm

ThS tâm lý NGUYỄN VĂN CÔNG
ThS tâm lý NGUYỄN VĂN CÔNG

TTO - Trong quá trình dạy con trẻ, việc hình thành cho trẻ kỹ năng nhận xét và bày tỏ thái độ về người khác rất quan trọng, giúp trẻ có khả năng phân định được đúng sai, từ đó trẻ rút ra được những bài học ứng xử phù hợp.

Minh họa: NGỌC THUẦN

Tuy nhiên, để giúp trẻ có thể đánh giá đúng đắn được người khác thì không phải phụ huynh nào cũng làm được, thậm chí có bậc cha mẹ đang gieo cho trẻ những ngôn ngữ, hành động phiến diện và cách đánh giá đó dần dần trở thành thói quen, tính cách sống của trẻ sau này.

Khi trẻ cảm tính chủ quan

Chị Thảo Vy (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “Dạo này con gái tôi - bé Thảo Vân, 8 tuổi - thường xuyên bị bạn bè tẩy chay, cho ra rìa vì hay nhận xét bạn thiếu tế nhị. Tôi hỏi con gái đã nói gì với bạn thì cháu thỏ thẻ: Con nói bạn Bằng xấu tính vì ích kỷ, không cho người khác đồ chơi. Còn con nói bạn Minh là người học kém nhất lớp, suốt ngày chỉ thích ăn vặt đến béo phì, có thế thôi mà các bạn không cho chơi chung”.

Tương tự, bé Hoa (7 tuổi, quận 1, TP.HCM) thường hay đưa ra lời đánh giá người khác theo cảm tính. Mỗi khi ai cho bé quà hoặc khen bé xinh xắn là Hoa đều cho rằng họ là người tốt. Nhưng hôm nào có người đến nhà chơi mà không có quà thì bé lại tỏ ra hờ hững, thậm chí còn nói với mẹ là vị khách đó chẳng tốt bụng, không biết quan tâm đến trẻ con.

Chúng tôi tìm hiểu thì được biết rằng ở nhà, chị Thảo Vy thường dạy con gái cần phải biết phân biệt thế nào là hành vi tốt xấu.

Tuy nhiên, thường ngày mỗi lần bé vi phạm thì chị thường phê bình như: “Con học hành kém và lười nhác, như vậy là trở thành người xấu đấy” hoặc “Con ăn nhiều thế là bị béo đấy! Mà người béo thường xấu tính, không ai chơi cùng đâu!”. Có một vị khách đến chơi, sau khi về chị nhận xét ngay: “Nhìn tướng mạo người này dữ dằn thế chắc chẳng phải người tốt đâu”...

Nếu cha mẹ thường đưa ra những câu phán xét phiến diện về người khác sẽ khiến trẻ bắt chước, làm theo. Trong khi đó, một số phụ huynh dạy con trẻ rằng khi chơi với bạn phải biết bạn nào là xấu - bạn nào tốt, phải biết chọn bạn mà chơi nhưng lại đưa ra những tiêu chí nhận biết bên ngoài như áo quần sạch sẽ, nói năng lưu loát... là người tốt.

Trẻ thường tiếp thu mà thiếu tìm hiểu, suy nghĩ kỹ càng. Điều đáng ngại nữa là trẻ vô tư nói những điều không đáng nói, làm tổn thương người khác mà trẻ vô tình không biết.

Đừng để trẻ có biểu hiện yêu nên tốt, ghét nên xấu

Trước hết, cha mẹ cần phải giúp trẻ hiểu rằng việc nhận xét, đánh giá người khác là vấn đề tế nhị và khó khăn, phải tiếp xúc và giao tiếp nhiều với nhau mới có cơ hội để hiểu nhau.

Trong gia đình, bản thân cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ hiểu rằng chỉ thông qua cảm nghiệm (quan sát, lời nói, hành động...) chưa thể đánh giá người khác tốt - xấu. Cách bình phẩm đó rất dễ dẫn đến sai lầm là làm tổn thương người khác.

Bởi con người ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn có thể thay đổi khác nhau. Thời điểm này là tốt, nhưng thời điểm khác họ lại ứng xử chưa khéo léo, chưa phù hợp với chuẩn mực. Cho nên không được vội vàng đưa ra lời nhận xét, phán đoán về người khác.

Bằng cảm nghiệm là chỉ thông qua những biểu hiện bề ngoài, không phải bản chất bên trong của mỗi con người nên sẽ hời hợt và phiến diện. Do đó giúp trẻ cần có thái độ đúng đắn và cách nhận xét người khác trên cơ sở hiểu biết sâu sắc là rất cần thiết.

“Gieo suy nghĩ đúng gặt ngôn ngữ hay, gieo ngôn ngữ khéo gặt hành động phù hợp, gieo thói quen đúng gặt tính cách tốt”. Dạy trẻ biết cách đánh giá người khác khéo léo, tế nhị là việc làm cần thiết trong quá trình giáo dục con cái, giúp con hòa nhập tốt trong cộng đồng.

Hệ quả xấu

Khi cha mẹ không điều chỉnh, định hướng, kiểm soát lời nói của trẻ kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy:

- Trẻ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, thiếu tôn trọng người khác: những đứa trẻ thường nhận xét, đánh giá bằng cảm tính (hay gọi là cảm nghiệm) thường chủ quan, dẫn đến coi thường người khác. Tâm lý cái tôi cá nhân luôn lấn át.

- Tâm lý “vơ đũa cả nắm”: Vì thiếu sự phân tích, thiếu hiểu biết đầy đủ, trẻ chỉ cần quan sát một vài cử chỉ, hành động nào đó hoặc một lời nói nào đó của người khác thì có thể vội vàng đi đến “chụp mũ”, đưa ra những câu bình luận thiếu cân nhắc sẽ khiến người khác buồn lòng.

- Trẻ sẽ sống hời hợt: Trong nhận thức, hành vi của trẻ nếu không được nhắc nhở, giáo dục kịp thời, trẻ sẽ hời hợt, chỉ coi trọng, chú ý hình thức bề ngoài mà thiếu sự cân nhắc, suy nghĩ. Ngay trong học tập, với những đứa trẻ có tâm lý này thì thường hấp tấp vội vàng, hay mắc sai sót.

- Khó hòa nhập: Trẻ sẽ khó có bạn bè vì hay chê người khác, cũng như hay biểu hiện bạ đâu phán xét đó.

ThS tâm lý NGUYỄN VĂN CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar