15/01/2022 08:00 GMT+7

Đừng bỏ lỡ mũi tiêm nhắc viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 tuổi

V.T.K
V.T.K

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực lưu hành viêm não Nhật Bản có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh còn chủ quan, quên tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh cho trẻ trên 5 tuổi.

Đừng bỏ lỡ mũi tiêm nhắc viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 tuổi - Ảnh 1.

Tiêm nhắc gần như là việc làm bắt buộc để trẻ có hệ miễn dịch ổn định và lâu dài - Nguồn: shutterstock

Làn sóng COVID-19 diễn ra mạnh mẽ vào giữa năm 2021, kéo theo đó là sự trì hoãn của nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe, điển hình là tiêm chủng vắc xin. Việc này có thể dẫn đến sự gia tăng của nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, căn bệnh có mức độ tử vong cao và nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường thấy ở trẻ em dưới 15 tuổi. Do đó, phụ huynh cần chủ động tiêm bổ sung cho các bé trên 5 tuổi, độ tuổi nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tầm quan trọng của việc tiêm nhắc viêm não Nhật Bản, chúng tôi mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ sau đây của bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Đừng bỏ lỡ mũi tiêm nhắc viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 tuổi - Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: NVCC

* Thưa bác sĩ, bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào và thực trạng bệnh ở nước ta ra sao?

Viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của não gây ra do virus viêm não Nhật Bản. Đây là một loại virus thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, bệnh Zika... và lây lan qua muỗi.(2)

Đó cũng là nguyên nhân chính gây viêm não virus ở nhiều nước Châu Á với ước tính khoảng 68.000 ca lâm sàng hàng năm. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi là đối tượng dễ bị tấn công vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.(1)

Việt Nam nằm trong 24 quốc gia khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có virus viêm não Nhật Bản lưu hành, với khoảng hơn 3 tỉ người có nguy cơ lây nhiễm. Bệnh lưu hành trong cả nước và bùng phát nhiều nhất vào trong và sau mùa mưa, đỉnh điểm dịch thường rơi vào các tháng 5, 6, 7.(3)

Vì đây là bệnh không có thuốc đặc trị nên việc chữa trị tập trung vào làm giảm các triệu chứng bệnh, hỗ trợ bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm trùng và vật lý trị liệu khi có di chứng. Do đó, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là phương pháp phòng ngừa tối ưu và hiệu quả hiện nay.

* Xin bác sĩ cho biết thêm về sự cần thiết của việc tiêm nhắc vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 tuổi?

Chính những tổn thương nghiêm trọng cùng nguy cơ lây nhiễm cao của căn bệnh này mà hiện nay vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

Cụ thể, với lịch tiêm vắc xin bất hoạt điều chế từ não chuột, mũi 1 là khi trẻ vừa tròn 12 tháng tuổi trở lên, mũi thứ 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần và mũi thứ 3 là tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm nhắc mỗi ba năm một lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.(3)

Đối với vắc xin trong kênh dịch vụ là loại sống giảm độc lực tái tổ hợp được lưu hành tại Việt Nam từ 2019 thì lịch tiêm đơn giản hơn, cho trẻ em từ 9 tháng đến 18 tuổi chỉ cần sử dụng 1 liều cơ bản & 1 liều nhắc lại sau 1 năm là đã đủ tạo miễn dịch.

Tuy nhiên, vắc xin này chỉ có mặt từ năm 2019, còn trước đó Việt Nam chỉ sử dụng duy nhất vắc xin bất hoạt, do đó những trẻ sinh trước năm 2019, lúc trẻ bắt đầu vào lớp 1 (đủ 5 tuổi) đã đến thời điểm cần tiêm mũi nhắc lại đầu tiên.

Tiêm nhắc gần như là việc làm bắt buộc để trẻ có hệ miễn dịch ổn định và lâu dài vì kháng thể của vắc xin bất hoạt sẽ suy giảm dần theo thời gian sau các mũi cơ bản. Khi không tiêm nhắc có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, trong khi đây là căn bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao, có thể lên tới 30% (4).

Nếu may mắn còn sống, bệnh có thể để lại di chứng về thần kinh ảnh hưởng đến khả năng học tập, suy giảm nhận thức và giảm khả năng vận động. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc thậm chí không thể nói được, trí nhớ kém, cử động bất thường như động kinh, liệt cơ và gồng cứng người. Nhiều trẻ mắc Viêm não Nhật Bản không thể trở lại trường học hoặc kết quả học tập bị suy giảm đáng kể.

Tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản đủ liều là việc làm cần thiết trong việc giảm thiểu số ca mắc trên cả nước và những ảnh hưởng xấu của bệnh đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, số ca viêm não Nhật Bản trong nước đã giảm mạnh từ 2000 - 4000 ca (trước năm 1997)(1) còn khoảng 200 ca mắc mỗi năm, chủ yếu ở trẻ chưa tiêm hoặc không được tiêm nhắc đầy đủ sau 3 mũi tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Nhiều cha mẹ lầm tưởng tiêm đủ 3 mũi cơ bản của vắc xin bất hoạt điều chế từ não chuột là đủ, dẫn đến bỏ lỡ những mũi nhắc cho trẻ ở mốc 5 - 6 tuổi. Điều này là một phần nguyên nhân làm tăng tỷ lệ ca mắc bệnh ở trẻ hơn 5 tuổi như hiện nay.

* Bác sĩ có lời khuyên nào dành cho bố mẹ trong việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản không?

Tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh cho con bạn ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh ngoài giữ môi trường sống vệ sinh, sạch sẽ nhằm hạn chế nguồn lây bệnh thì cũng cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đủ liều các mũi nhắc.

Một tin vui là hiện nay chúng ta đã có vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới là vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp, loại này có thể dùng để tiêm nhắc cho trẻ hoàn thành 3 mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng như liều nhắc duy nhất và không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó. Như vậy cũng tạo sự thuận tiện và giúp cha mẹ đỡ quên lịch tiêm cho con.

Tốt nhất, bố mẹ hãy đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chọn loại vắc xin phù hợp giúp hệ miễn dịch được duy trì lâu và điều chỉnh lịch tiêm phù hợp với thể trạng của con. Có như thế, cơ thể con yêu mới phát triển toàn diện và lớn khôn khỏe mạnh.

Nội dung này nằm trong chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, được phối hợp thực hiện bởi Hội Y học dự phòng Việt Nam và công ty Sanofi Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

(1) Tóm tắt thông tin Viêm não Nhật Bản

(2) https://vietnammedicalpractice.com/hanoi/en/news/japanese-encephalitis

(3) http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/cach-phong-benh-khi-den-mua-viem-nao-nhat-ban.html

(4) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/japanese-encephalitis

V.T.K

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ điều trị vô sinh được mở rộng quyền lợi bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1-7-2025, phụ nữ điều trị vô sinh và sinh con sẽ chính thức được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Đây được đánh giá là chính sách nhân văn và phù hợp với thực tiễn điều trị hiếm muộn ngày càng gia tăng.

Phụ nữ điều trị vô sinh được mở rộng quyền lợi bảo hiểm xã hội

Organon hợp tác FPT Long Châu vì sức khỏe phụ nữ

Công ty TNHH Organon (Organon Việt Nam) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) cùng với FPT Long Châu, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các giải pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt.

Organon hợp tác FPT Long Châu vì sức khỏe phụ nữ

Nicotine không chữa được các rối loạn thần kinh như Parkinson

Một KOL tuyên bố nicotine có thể ngăn ngừa, chữa hoặc đảo ngược triệu chứng bệnh Parkinson, nhưng thông tin này không đúng.

Nicotine không chữa được các rối loạn thần kinh như Parkinson

Có cách tự bấm huyệt tay và dùng thảo dược trị đau lưng cấp tính, vẹo lưng?

Đau lưng khiến người bệnh gặp nhiều khổ sở trong cuộc sống hằng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.

Có cách tự bấm huyệt tay và dùng thảo dược trị đau lưng cấp tính, vẹo lưng?

'Ăn một quả cam mỗi ngày sẽ giúp bạn không cần gặp bác sĩ da liễu': liệu có đúng?

Các chuyên gia nhận định cam giàu vitamin C nhưng không thể thay thế việc chăm sóc và thăm khám y tế để điều trị vấn đề.

'Ăn một quả cam mỗi ngày sẽ giúp bạn không cần gặp bác sĩ da liễu': liệu có đúng?

5 điều cần biết khi khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện FV

Kể từ ngày 1-7-2025, Bệnh viện FV chính thức mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế nhà nước cho tất cả các bệnh nhân đến khám, chẩn đoán, điều trị ngoại trú, cấp cứu.

5 điều cần biết khi khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện FV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar