06/05/2012 08:02 GMT+7

Đùn đẩy trách nhiệm, sân Lạch Tray xuống cấp

K.XUÂN
K.XUÂN

TT - Ngày 4-5, Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) đã gửi công văn đến CLB Vicem Hải Phòng yêu cầu phải trồng lại mặt cỏ, thay bóng đèn đã cháy, nếu không sân Lạch Tray sẽ không được tổ chức thi đấu.

TT - Ngày 4-5, Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) đã gửi công văn đến CLB Vicem Hải Phòng yêu cầu phải trồng lại mặt cỏ, thay bóng đèn đã cháy, nếu không sân Lạch Tray sẽ không được tổ chức thi đấu.

Là “chảo lửa” của các CĐV đất cảng với sức chứa 20.000 chỗ ngồi, vì đâu sân Lạch Tray xuống cấp đến như vậy?

VFF bỏ quên sân Lạch Tray

Hằng năm, mỗi khi mùa giải mới chuẩn bị diễn ra, phòng tổ chức thi đấu LĐBĐ VN (VFF) phải xuống các sân vận động đăng ký thi đấu của các đội bóng để kiểm tra cơ sở vật chất xem có đảm bảo việc tổ chức các trận đấu diễn ra hay không. Tuy nhiên trước mùa giải 2012, điều này đã không được thực hiện ở sân Lạch Tray.

Ông Phạm Văn Hùng - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hải Phòng, trưởng ban tổ chức sân Lạch Tray - cho biết: “Tôi đã phê bình anh Trần Duy Ly, trưởng ban tổ chức V-League, về việc không xuống sân Lạch Tray để kiểm tra sân bãi. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận nếu ban tổ chức nói rằng chất lượng sân không đảm bảo và không cho CLB Vicem Hải Phòng đá trên sân này. Thế nhưng không có ai xuống kiểm tra, sân rất xấu nhưng ban tổ chức vẫn cho thi đấu”.

Không nên tập trên sân Lạch Tray

Theo ông Trần Duy Ly: “Cả Sở VH-TT&DL và CLB Vicem Hải Phòng phải làm rõ trách nhiệm và cùng đứng ra tu sửa lại sân chứ không thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một CLB muốn đầu tư bóng đá lâu dài phải có trách nhiệm chứ không thể chỉ sử dụng như vậy rồi để hỏng. Theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp, mỗi CLB phải đăng ký một sân thi đấu và một sân đủ tiêu chuẩn tập luyện. Giai đoạn này tôi nghĩ CLB không nên cho cầu thủ vào sân Lạch Tray tập nữa, nếu chỉ tập trên sân chính thì không sân nào chịu nổi”.

Thời gian qua, nhiều đội bóng đã “kêu trời” khi thi đấu trên sân Lạch Tray vì sợ bị chấn thương do chất lượng mặt sân quá kém. Do hầu hết cỏ trên sân đã chết nên mỗi cú va chạm là đất cát bay mù mịt. Hệ thống đèn chiếu sáng trên sân cũng bị tắt đến một nửa, ánh sáng không đảm bảo để thi đấu khi trời tối.

HLV Nguyễn Thành Vinh (CLB Hà Nội) cho biết: “Kết quả trận đấu của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng vì mặt sân toàn đất và cát”. Ông Trần Duy Ly thừa nhận do VPF được thành lập gấp gáp vào đầu mùa giải 2012 nên công tác kiểm tra sân bãi đầu mùa vẫn do phòng tổ chức thi đấu của VFF làm chứ không phải VPF.

“Cha chung không ai khóc”

Một lãnh đạo khác của Sở VH-TT&DL Hải Phòng nói với Tuổi Trẻ không ở đâu quản lý sân bãi như tại Hải Phòng. Và đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Vị này cho biết Hải Phòng chỉ có một sân vận động và không chỉ dành riêng cho CLB Vicem Hải Phòng, nơi đây còn là chỗ tập luyện của nhiều môn khác, trong đó có điền kinh. Thời gian qua, khi giao đội bóng cho Vicem Hải Phòng, thành phố giao cả mặt sân Lạch Tray để họ tập luyện và thi đấu. Sở được giao quản lý đường chạy điền kinh và khu khán đài. Một cái sân mà hai bên quản lý nên xảy ra mâu thuẫn và chồng chéo.

“Thời gian qua, CLB Vicem  Hải Phòng thường xuyên dùng sân Lạch Tray làm sân tập mà không lên sân ở Thủy Nguyên tập. Tập nhiều nhưng không tu sửa nên mặt sân xuống cấp nghiêm trọng. CLB Vicem Hải Phòng đã phá nát sân Lạch Tray đến khi hỏng lại trả cho sở sửa chữa, thật vô lý!” - vị lãnh đạo này bức xúc.

Căng thẳng cuộc đấu giành sân

Ngày 31-3, CLB Vicem Hải Phòng đã có công văn trả lại sân Lạch Tray cho Sở VH-TT&DL thành phố quản lý, khai thác. Lúc này, hơn 1.000 ghế ngồi tại các khán đài sân đã bị hỏng, trên 50% bóng đèn tại các giàn đèn đã cháy, 80% cỏ trên sân được xác định đã chết...

Dù vậy ông Phạm Văn Hùng cho biết: “Để sân trở về với Sở VH-TT&DL thì cũng “đánh” nhau loạn cả lên bởi một tuần sau khi bàn giao, bên CLB lại đòi lại nhưng chúng tôi nhất quyết không trả. Đúng là một cuộc chiến căng thẳng”.

Hiện Sở VH-TT&DL đã lên kế hoạch sửa chữa và đang thuê một công ty công viên cây xanh trên địa bàn trồng lại cỏ trên mặt sân. Số tiền thuê để trồng cỏ dự tính tiêu tốn 600 triệu đồng. Với 2.000 USD/chiếc đèn chiếu sáng, số tiền tiêu tốn cho việc thay đèn khoảng 4 tỉ đồng. Ngoài ra khoảng 1.000 ghế ngồi trên hai khán đài A, B cũng phải làm lại vì bị đập phá, đốt cháy... sau các trận đấu.

Ông Hùng nói: “Tôi nghĩ CLB phải cùng chi trả tiền sửa chữa với Nhà nước vì mục đích chính vẫn là để tổ chức các trận đấu của CLB Vicem Hải Phòng. Họ không thể chỉ sử dụng rồi sở lại đi sửa chữa được”

K.XUÂN

K.XUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị chỉ trích 'vô cảm với Jota', siêu sao Liverpool đòi rời đội

Thị trường chuyển nhượng bóng đá châu Âu có một chuyển biến bất ngờ khi Luis Diaz, tiền đạo của Liverpool, đòi sang Barca sau khi hứng chịu chỉ trích từ người hâm mộ của đội bóng.

Bị chỉ trích 'vô cảm với Jota', siêu sao Liverpool đòi rời đội

Trận thua đầu tiên của Bích Tuyền trong năm 2025

Trận chung kết Giải bóng chuyền nữ VTV Cup thất bại trước Korabelka (Nga) hôm 5-7, cũng là trận thua đầu tiên trong năm 2025 của Bích Tuyền.

Trận thua đầu tiên của Bích Tuyền trong năm 2025

Cầu thủ nhập tịch Indonesia bị cổ động viên dọa giết

Không chỉ đối mặt làn sóng chỉ trích vì rơi vào cảnh thất nghiệp, tuyển thủ nhập tịch Justin Hubner của Indonesia còn bị dọa giết trên mạng xã hội.

Cầu thủ nhập tịch Indonesia bị cổ động viên dọa giết

Bóng đá nữ Việt Nam dự World Cup 2027: chờ may mắn

Đội tuyển nữ Việt Nam đã giành vé dự vòng chung kết Asian Cup nữ 2026 tại Úc sau ba trận toàn thắng ở vòng loại tại Phú Thọ.

Bóng đá nữ Việt Nam dự World Cup 2027: chờ may mắn

Bóng đá Đức hoang mang

Người hâm mộ bóng đá Đức đón nhận 2 thất bại cay đắng, khi Bayern Munich rồi Dortmund lần lượt bị loại khỏi FIFA Club World Cup 2025.

Bóng đá Đức hoang mang

Vì sao bóng đá nữ Thái Lan sa sút?

Thất bại tại vòng loại Giải bóng đá nữ châu Á là lời cảnh báo trong hành trình sa sút không có dấu hiệu chững lại của bóng đá nữ Thái Lan.

Vì sao bóng đá nữ Thái Lan sa sút?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar