08/11/2024 00:23 GMT+7

Đức đối mặt với bầu cử sớm

Chính quyền Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào khủng hoảng sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz tan vỡ sau nhiều tháng bất đồng.

Đức đối mặt với bầu cử sớm - Ảnh 1.

Sự tan vỡ của liên minh cầm quyền khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đối mặt với khủng hoảng - Ảnh: REUTERS

Ngày 7-11, các đảng đối lập, nhóm doanh nghiệp Đức kêu gọi bầu cử sớm ngay tuần sau để ổn định chính trị và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cũng tuyên bố sẵn sàng giải tán quốc hội để bầu cử.

Liên minh ba đảng của Thủ tướng Scholz sụp đổ ngày 6-11 sau thời gian dài căng thẳng do tranh cãi về cách lấp đầy lỗ hổng hàng tỉ euro trong ngân sách và phục hồi nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn đang trên đà suy thoái năm thứ hai. 

Đỉnh điểm là việc ông Scholz sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của Đảng Dân chủ tự do (FDP). Sự ra đi của FDP khiến liên minh, gồm Đảng Dân chủ xã hội của ông Scholz và Đảng Xanh, mất thế đa số.

Thủ tướng Scholz cho biết ông sẽ đệ trình kế hoạch tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội vào tháng 1-2025. Nếu mất tín nhiệm, Tổng thống Steinmeier có thể kêu gọi bầu cử sớm vào tháng 3-2025.

Tuy nhiên, phe đối lập đã yêu cầu bỏ phiếu ngay tuần sau. "Chúng ta không thể để một chính phủ không có đa số ở Đức trong nhiều tháng nữa, sau đó là chiến dịch tranh cử trong nhiều tháng và sau đó nữa có thể là nhiều tuần đàm phán liên minh", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Friedrich Merz, lãnh đạo Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo.

Ngành công nghiệp Đức, vốn đang chao đảo vì chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của châu Á, cũng đã thúc giục chính quyền ông Scholz tổ chức một cuộc bầu cử càng sớm càng tốt.

"Bây giờ không phải là lúc để sử dụng chiến thuật và thủ đoạn, mà là lý trí và trách nhiệm", ông Steinmeier nói và thông báo ông đã sẵn sàng giải tán quốc hội để dọn đường cho việc bầu cử sớm.

Cuộc khủng hoảng chính trị của Đức xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu và cả khu vực.

Với việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng ở Mỹ, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông và sự suy thoái kinh tế, Liên minh châu Âu hiện cần một nước Đức ổn định hơn bao giờ hết để đảm bảo một phản ứng thống nhất.

"Chúng tôi có những vấn đề rất quan trọng chờ xử lý. Chúng tôi cần một chính phủ Đức mạnh mẽ và thống nhất, và chúng tôi cần một nước Đức mạnh mẽ trong Liên minh châu Âu", Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo nói.

Thủ tướng Đức bác yêu cầu mời Ukraine vào NATO

'Kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Zelensky đề nghị Ukraine được mời gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), song Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng không thể thực hiện việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Giáo hoàng Leo XIV gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ Vatican sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Chiều 9-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper.

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Vai trò trung tâm của ASEAN cùng cam kết mạnh mẽ về phát triển bao trùm và bền vững tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt Cộng đồng ASEAN.

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar