10/01/2021 19:53 GMT+7

Đức đang dùng 'chiêu độc’ nào trục xuất người nhập cư trái phép?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Chính phủ Đức đang trả tiền cho các đại sứ quán để tổ chức các “buổi điều trần đại sứ”, thẩm vấn người tị nạn nhằm xác định quốc tịch của họ.

Đức đang dùng chiêu độc’ nào trục xuất người nhập cư trái phép? - Ảnh 1.

Một buổi lấy lời khai, xác nhận quốc tịch ở Đức - Ảnh: DW

Báo Đức DW ngày 9-1 cho biết những "buổi điều trần đại sứ" này là phương án để giải quyết hơn 250.000 trường hợp nhập cư bất hợp pháp ở Đức. Đây là nhóm người còn ở lại vì không thể xác minh quốc tịch.

Theo DW, trong hai năm 2019 và 2020, hơn 1.100 người Nigeria và gần 370 người Ghana đã bị triệu tập, xếp kế tiếp là người đến từ Gambia và Guinea.

Đa số họ đều bị gọi đến để thẩm vấn. Theo chính phủ, các buổi thẩm vấn này là hợp pháp và cần thiết.

"Các buổi điều trần là công cụ thiết yếu để xác định quốc tịch của những người có nghĩa vụ phải rời khỏi đất nước này. Giấy thông hành chỉ có thể được cấp khi xác định được quốc tịch của họ. Những buổi điều trần như thế được thực hiện dựa trên luật pháp Đức từ nhiều năm nay và đã chứng tỏ được tác dụng của mình", người phát ngôn của Bộ Nội vụ Đức trả lời DW.

Hội đồng Quan hệ đối ngoại Đức (DGAP) ước tính trong năm 2020, khoảng 250.000 người sống tại Đức không có tư cách cư trú hợp pháp.

Khi nhậm chức Bộ trưởng Nội vụ Đức vào năm 2018, ông Horst Seehofer hứa sẽ giảm số dân nhập cư bất hợp pháp tại Đức. Và theo DGAP, khoảng 22.000 người đã bị trục xuất trong năm 2019.

Giới quan chức Đức cho rằng quốc gia xuất sứ của người tị nạn có trách nhiệm đảm bảo công dân của họ phải quay trở về nếu không được phép ở lại Đức. Berlin cũng cáo buộc nhiều đại sứ quán của các nước châu Phi chậm chạp trong việc cấp các tài liệu cần thiết cho phép trục xuất.

Vấn đề này lại nổi lên bất cứ khi nào Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thăm châu Phi. Một số nhà ngoại giao ở các nước châu Phi cho biết Chính phủ Đức đã gây áp lực để buộc họ phải tuân theo.

Thành viên các đảng đối lập tại Đức đã lên tiếng chỉ trích cách làm này.

"Thủ tục này không minh bạch và những người bị ảnh hưởng liên tục báo cáo về các hành vi vi phạm quyền của họ", bà Ulla Jelpke, thành viên đảng đối lập Bundestag, nói.

Bà Jelpke cho rằng các tiêu chí được sử dụng để xác định quốc gia xuất xứ hoàn toàn không rõ ràng, điển hình là nhiều người Sierra Leone đã bị trục xuất đến Nigeria.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tối 12-5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Minsk, thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Belarus.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập

Ông Trump cho rằng cuộc đàm phán Mỹ - Trung vừa qua tại Thụy Sĩ đạt hiệu quả tốt và đây là một sự 'thiết lập lại hoàn toàn' quan hệ thương mại giữa hai bên.

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập

Tin tức thế giới 13-5: Nhiều tín hiệu tốt về đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ; Ông Trump nhận quà

ICAO nói Nga chịu trách nhiệm vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines; Ông Trump xem xét dự đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin tức thế giới 13-5: Nhiều tín hiệu tốt về đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ; Ông Trump nhận quà

Ông Duterte thắng cử thị trưởng ở Philippines dù đang bị giam tại Hà Lan, vẫn sẽ nhậm chức?

Kết quả sơ bộ cho thấy cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có số phiếu vượt xa đối thủ trong cuộc đua giành chức thị trưởng thành phố Davao, nhưng hiện chưa rõ ông sẽ nhậm chức này như thế nào.

Ông Duterte thắng cử thị trưởng ở Philippines dù đang bị giam tại Hà Lan, vẫn sẽ nhậm chức?

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar