25/06/2014 08:03 GMT+7

Đưa con ra nước ngoài tiêm văcxin

THÙY DƯƠNG - NHƯ BÌNH
THÙY DƯƠNG - NHƯ BÌNH

TT - Trước tình trạng hàng loạt cơ sở y tế tại Việt Nam hết các loại văcxin dịch vụ như 5 trong 1, 6 trong 1... một số gia đình đã đưa trẻ sang nước ngoài để được tiêm ngừa những loại văcxin này.

Phóng to
Từ khi một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm văcxin Quinvaxem nhu cầu tiêm văcxin dịch vụ tăng cao. Nhiều gia đình đưa con ra nước ngoài để được tiêm văcxin - Ảnh: TT

Nhiều bác sĩ nhận định từ khi một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm văcxin Quinvaxem - một loại văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều bà mẹ đã không cho trẻ tiêm loại văcxin này mà chọn tiêm văcxin dịch vụ 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nhu cầu tiêm văcxin dịch vụ tăng cao thời gian qua dẫn đến tình trạng thiếu một số loại văcxin.

Vì quá lo lắng

Lo lắng cho sức khỏe của trẻ, nhiều bà mẹ chạy đôn chạy đáo khắp các cơ sở y tế tại TP.HCM nhiều tháng nay nhưng vẫn không tìm ra nơi nào có văcxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ, ngừa sáu bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ do Hib) hoặc văcxin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp ngừa năm bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib).

Cuối cùng, nhiều gia đình có con nhỏ đã đưa con sang những nước xung quanh để được tiêm văcxin.

Giữa tháng 6-2014, chị L.P., ở Q.3, TP.HCM, đã đưa con 4 tháng tuổi qua Singapore để tiêm văcxin 6 trong 1. Chị L.P. cho biết tổng cộng tiền vé máy bay, ăn uống, chi phí đi lại ba ngày ở Singapore của hai mẹ con chị hết gần 9 triệu đồng, đó là chưa tính tiền thuê phòng vì mẹ con chị ở nhờ người bạn.

Trước đó, ở Việt Nam chị L.P. đã bế con đi khắp các bệnh viện, dò hỏi trung tâm y tế dự phòng các quận huyện để tìm văcxin 6 trong 1 nhưng vô vọng.

“Mũi thứ ba của bé là tháng 8 tới, nếu trong nước vẫn chưa có văcxin, tôi sẽ tiếp tục sang Singapore dù tốn kém” - chị L.P. thở dài.

Chị H.L., 30 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, lại đưa con sang Bệnh viện quốc tế Bumrungrad, Bangkok, Thái Lan để chích ngừa văcxin 5 trong 1 (Pentaxim).

Bệnh viện này có tiêm trọn gói các loại văcxin cho trẻ từ 1-18 tháng tuổi với giá 9.600 baht (gần 6,2 triệu đồng, chưa bao gồm phí gặp bác sĩ và phí khác), lịch tiêm chủng giống lịch tiêm chủng của Việt Nam.

Tuy nhiên, chị H.L. chỉ có nhu cầu tiêm mũi 5 trong 1 và đóng gần 2 triệu đồng cho một mũi tiêm, kèm phí tư vấn bác sĩ.

Vừa đưa con 6 tháng tuổi tiêm văcxin 6 trong 1 từ Singapore về, anh T.H., 34 tuổi, ở Q.7, TP.HCM so sánh giá tiêm văcxin tại Singapore không nhỉnh hơn nhiều so với giá tiêm văcxin tại các bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, có loại khoảng 1-2 triệu đồng/mũi, có loại 3 triệu đồng/mũi.

Tuy nhiên, tổng chi phí một chuyến sang tận Singapore để tiêm văcxin sẽ tốn kém hơn nhiều. Anh T.H. đã phải trả 240 SGD (tương đương 4 triệu đồng) cho một mũi tiêm ngừa gồm phí gặp bác sĩ 1 triệu đồng, phí tiêm mũi 6 trong 1 gần 3 triệu đồng.

Chị Châu Đỗ, người Việt Nam sống ở Singapore, từng cộng tác phiên dịch tại một số bệnh viện Singapore, cho biết thời gian gần đây lượng người Việt Nam sang Singapore tiêm văcxin cho con đông bất ngờ.

“Tôi đặt lịch hẹn giúp các gia đình, họ thường bế con đi tiêm vào dịp cuối tuần, cũng có người tranh thủ đi công tác, du lịch kết hợp tiêm văcxin cho con. Chi phí cho những chuyến đi này không nhỏ, nhưng vì quá lo lắng nên nhiều gia đình vẫn đưa con qua đây” - chị Châu Đỗ nói.

Nên cân nhắc kỹ

PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết hiện nay “du lịch phòng chữa bệnh” là một trào lưu trên thế giới, kể cả Việt Nam. Chích ngừa là một trong những dịch vụ y tế nên cũng không nằm ngoài trào lưu này.

Tuy nhiên khi có ý định đưa trẻ sang nước ngoài tiêm phòng, người dân nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định chứ không thể có lời khuyên tối ưu chung cho mọi trường hợp.

Các văcxin, công thức, lịch tiêm, đường tiêm trước khi được phép sử dụng tại Việt Nam đều được đánh giá trên người Việt Nam.

Trong khi đó, mặc dù các công thức, lịch tiêm văcxin sử dụng ở nước ngoài phần lớn có thể tương tự nhưng trong một số trường hợp cụ thể có thể không phù hợp với các chủng tác nhân gây bệnh phổ biến ở Việt Nam, cũng như có thể ảnh hưởng bởi yếu tố chủng tộc.

Việc đưa trẻ nhỏ di chuyển dài còn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm của trẻ... Ngoài ra, sau khi tiêm phòng, trẻ cần theo dõi ít nhất 24 giờ và khi nghi ngờ trẻ có phản ứng sau tiêm phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Đây cũng là một trở ngại về thời gian, chi phí... khi trẻ sang nước ngoài chủng ngừa. Hơn nữa, ở mỗi quốc gia đều có sự khác biệt về hệ thống nên việc quản lý lịch sử chủng ngừa sẽ có hạn chế nhất định.

Khi vì lý do nào đó mà trẻ không thể thực hiện chủng ngừa các liều nhắc lại, như bị bệnh cấp tính hay thị trường thiếu văcxin, cha mẹ cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc đã chỉ định cho các liều trước đây để được hướng dẫn lịch chủng ngừa thay thế, đặt hẹn lại cho các liều tiếp theo và luôn nhớ lưu lại phiếu lịch sử tiêm phòng của trẻ.

Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý bỏ liều hoặc thay thế văcxin mà không có chỉ định của thầy thuốc.

THÙY DƯƠNG - NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar