17/09/2021 21:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cần được mở cửa trở lại

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, kèm theo giãn cách xã hội kéo dài, đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại, dần sống chung với dịch.

Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cần được mở cửa trở lại - Ảnh 1.

"Open Talk #1" đánh dấu sự trở lại của Vietnam CEO Forum phiên bản đặc biệt - Ảnh: Chụp màn hình

Hơn 700 người, phần lớn là các lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp Việt Nam, vừa tham gia sự kiện Open Talk #1 với chủ đề "Cơn bão cấp mấy?", diễn ra trên nền tảng online, do Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA), IBP, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) và S-World đồng tổ chức.

Dữ liệu quý 3 phản ánh hầu hết ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch lên nền kinh tế

Tại chương trình, ông Lê Anh Tuấn - phó tổng giám đốc đầu tư, trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital - cho biết dự báo số liệu vĩ mô tháng 8 và quý 3 có thể là dữ liệu xấu nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, khi phản ánh gần như mọi ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 lên nền kinh tế. 

"Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, một số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định, yêu cầu về nhà máy hoạt động trong thời gian dịch bùng phát. Việc giãn cách tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, đến người lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Tuấn nhận định.

Ông Mai Hữu Tín, chủ tịch hội đồng quản trị U&I Group, cũng nhìn nhận: "Chúng ta có thể phục hồi khoảng 60-70% vào cuối năm sau. Tuy nhiên, khả năng tuyển lại nhân sự lại cực kỳ khó. Vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi. Trước đây, các doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi sau khủng hoảng, nhưng lần này sẽ mất thời gian lâu hơn".

Khảo sát từ 10.197 doanh nghiệp trên toàn quốc, do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ngân hàng Thế giới (World Bank) tiến hành mới đây, cho thấy có 87,2% doanh nghiệp tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19.

Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cần được mở cửa trở lại - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giãn cách xã hội. Trong ảnh là các cửa hàng tại quận 7 đang đóng cửa (ảnh chụp ngày 16-9) - Ảnh: BÔNG MAI

Nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại

Gần đây World Bank đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, dự kiến chỉ còn khoảng 4,8% cho cả năm 2021, thấp hơn hẳn 2% so với dự báo đưa ra vào tháng 12-2020.

Giãn cách xã hội cũng khiến lĩnh vực tiêu dùng bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong tháng 7-2021, doanh số bán lẻ của Việt Nam giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm trước.

Tác động đối với lĩnh vực sản xuất trở nên nghiêm trọng hơn trong tháng 8-2021 và những hạn chế hiện tại khiến một số doanh nghiệp phải tạm đóng cửa. Trong khi đó, các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển dẫn đến sụt giảm về sản lượng, đơn hàng mới, sức mua và việc làm. 

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia tham gia hội thảo, dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại, triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình. Tại nhiều thị trường quốc tế, các hoạt động kinh tế có xu hướng phục hồi mạnh mẽ ngay thời điểm kinh tế mở cửa, điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Việt Nam.

Dẫn quan điểm của Dragon Capital, ông Lê Anh Tuấn cho rằng việc giãn cách không thể mãi diễn ra, khi tỉ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải dần sống chung với dịch, nền kinh tế phải sớm thích nghi. 

"Bão đổ qua thì chắc chắn sẽ có cây nhỏ đổ rạp, nhưng các cây nhỏ muốn trở thành cổ thụ thì phải chịu đựng cơn bão", ông Lê Trí Thông - phó chủ tịch YBA, phó chủ tịch hội đồng quản trị - CEO PNJ - nhận xét.

14 hiệp hội ngành hàng kiến nghị chống dịch theo điểm, phục hồi sản xuất

TTO - Lãnh đạo của 14 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước tiếp tục gởi kiến nghị đến Chính phủ trước thực trạng nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy. Nông dân, ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn 30 năm Kiểm toán Nhà nước khu vực IV: Tăng minh bạch, thúc đẩy kinh tế trọng điểm

Tròn ba thập niên, từ những bước đi chập chững, Kiểm toán Nhà nước khu vực IV đã vươn mình mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong công cuộc minh bạch hóa tài chính quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dấu ấn 30 năm Kiểm toán Nhà nước khu vực IV: Tăng minh bạch, thúc đẩy kinh tế trọng điểm

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

23h đêm 14-5, giá vàng thế giới bất ngờ bốc hơi gần 69 USD/ounce, rơi về mức 3.182 USD/ounce.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỉ đồng vào VinSpeed, sở hữu 51% cổ phần. Hai con trai ông, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 30 tỉ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Bộ Tài chính đề xuất phạt 100 - 200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Chuỗi sự kiện do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, bao gồm các hoạt động tri ân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, khơi dậy sáng kiến dành cho công nhân...

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar