25/05/2020 11:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020: Lo thiếu trung thực khi giao hết cho địa phương

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Lãnh đạo các trường ĐH, chuyên gia tuyển sinh tiếp tục đặt vấn đề tính trung thực, nghiêm túc, công bằng của kỳ thi THPT 2020 khi dự thảo quy chế thi giao hết việc làm thi cho địa phương.

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020: Lo thiếu trung thực khi giao hết cho địa phương - Ảnh 1.

Một tiết học môn hóa của cô trò lớp 12A10 Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Không yên tâm

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết ông cảm thấy thất vọng với nội dung dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020. 

"Lúc đầu Bộ GD-ĐT định giao trọn gói cho sở lo tổ chức kỳ thi này nên các trường ĐH không an tâm. Nhưng sau đó bộ đề nghị các trường ĐH cử thanh tra ủy quyền đến các tỉnh nên chắc chắn tiêu cực sẽ giảm. Vì vậy trường chúng tôi tăng chỉ tiêu xét theo điểm thi THPT từ 30% lên 50% và đã công bố trong đề án tuyển sinh. 

Tuy nhiên, với dự thảo này thật sự chúng tôi cảm thấy không yên tâm. Theo tôi, muốn có kỳ thi THPT trung thực thì phải giữ như mọi năm theo cách các trường ĐH tham gia với sở GD-ĐT ở tất cả các khâu: coi thi, chấm thi, thanh tra. 

Nếu giao hết cho các địa phương thì sợ sinh ra tiêu cực giống như từng xảy ra tại một số tỉnh phía Bắc trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, để lại hậu quả nặng nề" - ông Dũng nói.

Tăng cường thanh tra ủy quyền

ThS Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT vừa công bố, cán bộ, giảng viên trường ĐH sẽ không tham gia bất cứ khâu nào, từ coi thi đến chấm thi như những năm trước. 

"Nhìn trên quan điểm chung, đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT nên cán bộ, giảng viên ĐH không tham gia các khâu là đúng. Nhưng kỳ thi này các trường ĐH, CĐ có dùng kết quả để xét tuyển đầu vào, vì thế nên tăng cường đội ngũ thanh tra ủy quyền của Bộ

GD-ĐT về việc làm đề, coi thi, chấm thi từ các cán bộ, giảng viên trường ĐH để tránh tình trạng xảy ra tiêu cực như trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018" - ông Quán đề nghị.

Nguyên hiệu trưởng một trường ĐH công lập ở TP.HCM cho rằng với tính chất tuyển chọn thí sinh học ĐH, nhất thiết việc coi thi, chấm thi phải được chủ trì bởi chính các trường ĐH. Mặc dù kỳ thi năm nay mang tên là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH đều vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển, thậm chí chỉ tiêu tuyển sinh dành cho phương thức xét điểm thi THPT năm nay ở các trường có thể cao hơn năm trước do phần lớn các kỳ thi tuyển riêng đều đã bị hủy bỏ.

“Bộ GD-ĐT nên tính toán lại việc phải tăng cường vai trò giám sát kỳ thi của các trường ĐH thông qua việc giao cho các trường tham gia công tác thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi” - vị này kiến nghị.

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020: Khi 'giải pháp mạnh' bị gỡ bỏ

TTO - Một trong những điểm đáng chú ý nhất của dự thảo vừa được công bố để lấy ý kiến là các cơ sở ĐH, CĐ năm nay hoàn toàn "đứng ngoài", không tham gia coi thi, chấm thi.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar