05/11/2018 20:46 GMT+7

Dự thảo luật giáo dục ĐH: Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế còn 'vênh' nhau?

NGỌC HÀ - LAN ANH
NGỌC HÀ - LAN ANH

TTO - 'Nếu không quy định trình độ của đối tượng đào tạo chuyên sâu (bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) trong luật, mà giao Chính phủ quy định cụ thể chỉ làm rối hệ thống thêm, không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế'.

Dự thảo luật giáo dục ĐH: Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế còn vênh nhau? - Ảnh 1.

Một mô hình trực quan tại phòng thực hành giải phẫu tại Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

TS Nguyễn Minh Lợi - Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, đã chỉ ra bất cập trong dự thảo Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Giáo dục đại học dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Bác sĩ chuyên khoa 1, 2: Quy định ở đâu?

Theo ông Lợi, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành bác sĩ hành nghề chuyên môn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm ở trường đại học, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp.

Chương trình học  6 năm để trở thành bác sĩ không giống các chương trình cử nhân khác và chương trình, năng lực của chuyên khoa, chuyên khoa sâu cũng khác hẳn chương trình, năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.

Trình độ đào tạo và văn bằng bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 "không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ". Song "điều này chưa được thể hiện trong dự thảo luật".

"Câu hỏi đặt ra là chương trình đào tạo bác sĩ, chuyên khoa, chuyên khoa sâu sau đào tạo bác sĩ thì tương đương với trình độ nào? Quy định ở đâu? 

Các chương trình đào tạo này không thể tương đương với chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ. Đây là theo định hướng đào tạo chuyên sâu, nên phải quy định trình độ cụ thể như các nước đã làm", ông Lợi nhấn mạnh.

Điều này Bộ Y tế đã có ý kiến nhiều lần và đây cũng là quan điểm có trong ý kiến của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

"Tôi đề nghị nếu không xác định là 'tương đương' thì cần ghi rõ: 'Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học quy định tại Luật này bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trình độ chuyên gia' và 'Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, bằng chuyên gia".

"Cơ quan có thẩm quyền" là ai?

Theo ông Lợi, đào tạo nhân lực y tế cần được thể chế hóa rõ ràng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là người dân được hưởng nền y tế có đội ngũ nhân lực chất lượng. 

Việc xây dựng pháp luật là để phục vụ đời sống kinh tế - xã hội chứ không phải phục vụ cho cá nhân nào, bộ ngành nào.

Ông Lợi còn chỉ ra: trong dự thảo luật có tới 10 cụm từ "cơ quan có thẩm quyền", nhưng cần làm rõ đó là cơ quan hay những cơ quan nào? 

"Luật cũng cần có những quy định về vai trò của các cơ quan chuyên ngành, đặc biệt là ngành y tế vì quá trình học tập là gắn liền với các cơ sở y tế. 

Các quy định về chuẩn chương trình, kiểm định chất lượng, tổ chức đào tạo, giảng viên phải vừa phù hợp với nguyên lý giáo dục vừa phù hợp với yêu cầu chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. 

Nếu không quy định rõ, sinh viên sẽ chỉ được học chay, không gắn trách nhiệm của các cơ sở y tế với việc tham gia đào tạo.

Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, nhất là trong bối cảnh mở trường, mở ngành trong đào tạo y tế nở rộ như hiện nay", ông nói.

Bộ GD-ĐT nói gì?

Trước chất vấn này, ngày 5-11, Bộ GD-ĐT đã giải thích lý do dự thảo chưa quy định đầy đủ về tính đặc thù của khối ngành sức khỏe.

Theo Bộ GD-ĐT, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số dự thảo trước, ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về việc đào tạo nhân lực cho khối ngành sức khỏe... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận góp ý, ban soạn thảo lại nhận được nhiều ý kiến khác nhau, như: "quy định trình độ tương đương không minh bạch", "các trình độ của giáo dục ĐH chỉ nên là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ như hầu hết các nước khác", "tương đương không kiểm soát được chất lượng, trinh độ, văn bằng", hoặc quá nhiều điều giao cho Chính phủ quy định làm giảm hiệu lực của văn bản luật.

Tiếp thu, dự thảo đã tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73, giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng chứng chỉ... và các quy định khác phù hợp với các chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu.

Bộ GD-ĐT dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trước Quốc hội và cho rằng phát biểu này là "theo tinh thần của dự thảo": "Đào tạo nhân lực đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu, còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành.

Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ".

NGỌC HÀ - LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar