20/05/2006 06:44 GMT+7

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội: trợ cấp thất nghiệp là khả thi

ĐẶNG ĐẠI
ĐẶNG ĐẠI

TTO - Trọn ngày 19-4, QH dành nghe giải trình báo cáo, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Một số điều còn băn khoăn của các ĐB trong quá trình thảo luận được các nhà báo đặt ra với bà Hoài Thu, người thay mặt UBTVQH trình dự án Luật.

Phóng to
TTO - Trọn ngày 19-4, QH dành nghe giải trình báo cáo, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Một số điều còn băn khoăn của các ĐB trong quá trình thảo luận được các nhà báo đặt ra với bà Hoài Thu, người thay mặt UBTVQH trình dự án Luật.

* Trong buổi thảo luận tại hội trường sáng 19-5, ĐB Đặng Ngọc Tùng cho rằng dự thảo Luật đã "bó" tay công đoàn. Ông đề nghị nên có điều khoản là công đoàn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội phải cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội cũng như có quyền kiện ra toà những người vi phạm. Ý kiến bà ra sao?

- Theo tôi, luật này không "bó" gì những hoạt động hợp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công đoàn rất rộng quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. ĐB Đặng Ngọc Tùng lo xa thôi, chứ luật không bó hẹp gì chức năng của công đoàn cả. Việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động là quyền tối cao của công đoàn.

* Có đại biểu tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của trợ cấp thất nghiệp?

- Phải xác định đây là chính sách cần thiết đối với người lao động. Thực tế cuộc sống cho thấy trong điều kiện hiện nay rất dễ mất việc làm, nên hãy nghĩ người lao động tốn 1% tiền lương, người sử dụng lao động 1%, nhà nước 1% để có 3% trên tổng quỹ lương dành cho những trường hợp bất khả kháng đối với người lao động, thì nên coi đó là khả thi chứ. Nếu người lao động không thất nghiệp thì đó là điều may mắn.

Đại biểu quốc hội nên ủng hộ việc xây dựng quỹ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Những quy định cụ thể, chi tiết nên để Chính phủ làm sau khi luật đi vào cuộc sống. Không nên băn khoăn, do dự, không vì nhiều nước trên thế giới chưa làm mà mình không làm. Không phải cái gì cũng đợi họ làm, mình mới đi sau làm theo. Đây là đảm bảo tối thiểu để lo cho người lao động bị mất việc làm được có điều kiện hội nhập.

Phải hiểu đúng thế nào là thất nghiệp. Cụ thể là những đối tượng lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động theo như quy định khung trong luật lỡ bị mất việc làm, chứ không phải quỹ này lo cho tất cả mọi người chưa có việc làm.

* Tổng LĐLĐ VN đề nghị lùi thời điểm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sau năm 2010 thay vì từ 1-1-2009. Vì theo dự thảo từ năm 2010 sẽ thực hiện việc tăng mức đóng BHXH. Nếu chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng được thực hiện vào thời điểm đó có nghĩa là mức đóng tiếp tục được nâng lên, sẽ gây khó khăn cho người lao động. Bà có quan tâm đến đề nghị này?

- Năm 2009 hay 2010 không quan trọng lắm, bởi cũng chỉ cách nhau 1 năm thôi. Vì thế, quy định rõ luật này có hiệu lực ngay từ 1-1-2007 đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có hiệu lực vào năm 2008 và bảo hiểm thất nghiệp là 2009. Đây là quãng thời gian cho Chính phủ ban hành những quy định, hướng dẫn chi tiết. Luật càng đi vào cuộc sống sớm thì càng có lợi cho người lao động hơn.

Điều lo lắng nhất của tôi là các doanh nghiệp không đồng tình, việc người lao động bỏ vào quỹ 1% và Nhà nước 1% thì chắc được ủng hộ ngay thôi. Dù có trợ cấp thất nghiệp hay không thì hàng năm Nhà nước cũng vẫn phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng cho công tác này đấy thôi.

* Chi phí cho công tác quản lý của bảo hiểm xã hội tại sao lại lấy từ nguồn BHXH do người lao động đóng góp mà không phải hưởng lương Nhà nước như các CBCNVC các đơn vị hành chính sự nghiệp khác?

- Nhà nước đã đóng cho người lao động rồi. Luật này quy định rất rõ là quỹ bảo hiểm xã hội này phải bảo đảm không bị phá sản. Đó chính là bà đỡ cho người lao động hiện nay. Nhà nước làm người chắn ở phía sau đối với người lao động. Những chi phí này nặng hơn những chi phí quản lý đối với quỹ bảo hiểm xã hội chứ.

ĐẶNG ĐẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar