02/05/2019 13:15 GMT+7

Đủ mọi chiến dịch, vì sao người Việt Nam vẫn mua sừng tê giác?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Nghiên cứu mới công bố của ĐH Copenhagen, Đan Mạch về vấn nạn dùng sừng tê giác ở Việt Nam đã chỉ ra một sự thật đau lòng: người dùng sừng tê không quan tâm đến nạn săn trộm tê giác.

Đủ mọi chiến dịch, vì sao người Việt Nam vẫn mua sừng tê giác? - Ảnh 1.

Hai chú tê giác trắng tại khu bảo tồn thuộc vườn quốc gia Laikipia ở Kenya - Ảnh: REUTERS

Theo The Conversation, năm ngoái bọn săn trộm giết 1.100 con tại châu Phi. Và ngày nay chỉ còn khoảng 29.500 cá thể trên toàn thế giới.

Hai chuyên gia Vu Hoai Nam Dang và Martin Reinhardt Nielsen của Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu tại sao người Việt lại sử dụng . Nghiên cứu phỏng vấn nhiều người đã sử dụng sừng tê, theo tờ The Conversation.

Chữa "bá bệnh" và khoe giàu

Các tác giả đã phỏng vấn 30 người - những người thừa nhận sử dụng sừng tê giác gần đây và một người buôn bán sừng tê giác. Họ thuộc khung thu nhập cao ở Hà Nội.

Những người tham gia phỏng vấn nói rằng họ đã sử dụng sừng tê giác để điều trị say rượu, sốt, bệnh gút đến các bệnh nan y như ung thư hoặc đột quỵ. Một số người cũng cho những người thân bị bệnh nan y sử dụng để an ủi họ và thể hiện rằng mình đã làm hết sức để giúp đỡ.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy ý tưởng rằng sừng tê có thể chữa bách bệnh đã ăn sâu trong tâm trí nhiều người Việt Nam" - hai tác giả viết.

Bên cạnh đó, sừng tê giác được coi là một biểu tượng của địa vị. Một số người nói rằng họ đã chia sẻ nó trong các mạng lưới xã hội và công việc để chứng tỏ sự giàu có của mình và củng cố các mối quan hệ làm ăn. Tặng nguyên một bộ sừng tê giác cũng được xem như một cách để lấy lòng những người có quyền lực.

Đủ mọi chiến dịch, vì sao người Việt Nam vẫn mua sừng tê giác? - Ảnh 2.

Một tấm bảng vận động ngừng sử dụng sừng tê giác ở Hà Nội - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu cũng nhận thấy việc sử dụng sừng tê giác không bị kỳ thị ở Việt Nam. Những người dùng được phỏng vấn cho biết họ không quan tâm đến nạn săn trộm hay hoàn cảnh của loài tê giác. Việc giết tê giác ở châu Phi được coi là một vấn đề xa xôi và chẳng liên quan đến họ vì họ không phải là người giết tê giác.

Họ cũng không quan tâm đến hậu quả pháp lý của việc mua sừng tê giác. Bộ luật hình sự của Việt Nam nghiêm cấm buôn bán trái phép và sử dụng sừng tê giác. Tuy nhiên, tất cả những người được phỏng vấn tin rằng cảnh sát sẽ không chú ý đến việc sử dụng sừng tê giác và chỉ tập trung vào buôn bán bất hợp pháp với số lượng lớn.

Và họ không sai. Một cựu thương nhân buôn sừng tê giác nói rằng lợi nhuận tiềm năng từ sừng tê vượt xa mọi rủi ro.

Cần thay đổi "chiến thuật" chống mua bán sừng tê giác?

Đủ mọi chiến dịch, vì sao người Việt Nam vẫn mua sừng tê giác? - Ảnh 3.

Một con tê giác ở Nam Phi - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý do tại sao các chiến dịch chống việc mua bán sừng tê giác hiện tại lại không hiệu quả. Chẳng hạn, họ có xu hướng nhấn mạnh tình cảnh của tê giác, cho rằng sừng tê giác không có dược tính hoặc xoáy vào các hậu quả pháp lý của việc mua sừng.

Một số chiến dịch cũng so sánh sừng tê giác với móng tay của con người (vì cả hai đều được làm bằng keratin).

Từ nghiên cứu trên, rõ ràng rằng những người mua sừng tê giác sẽ không bị thuyết phục bởi bất kỳ lý lẽ nào trong số này.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra câu trả lời cho một số đề xuất rằng hợp pháp hóa việc mua bán có kiểm soát có thể làm giảm nạn săn trộm tê giác.

"Chúng tôi kết luận rằng trên thực tế, hình thức thương mại này chỉ làm tăng nhu cầu đối với sừng tê giác bị săn trộm" - các tác giả viết.

Thời gian qua đã có nhiều nỗ lực đáng kể để giảm nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam. Năm 2015, chính phủ đã tăng các biện pháp trừng phạt đối với việc buôn bán và sử dụng sừng tê giác bất hợp pháp.

Cạnh đó, thông qua nhiều chiến dịch, các tổ chức bảo tồn đã cố gắng nâng cao ý thức người tiêu dùng Việt Nam về cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác châu Phi và sự vô dụng của các phương thuốc từ sừng tê giác.

TTO - Tờ SCMP (Hong Kong) đưa tin hải quan Hong Kong vừa thu giữ kiện hàng chứa 24 sừng tê giác trị giá hơn 1 triệu USD đang trên đường từ Nam Phi đến Việt Nam.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar