17/01/2016 15:05 GMT+7

Đừng phá vỡ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp

LÊ NAM ghi
LÊ NAM ghi

Phong cảnh thiên nhiên vùng biên giới Đông - Tây Bắc là một kho tàng khổng lồ cho ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, làm sao khai thác tiềm năng du lịch nơi đây nhưng vẫn bảo tồn được những nét văn hóa đặc trưng? Trong cuộc bàn tròn tại báo Tuổi Trẻ, các doanh nghiệp du lịch đã đưa ra nhiều đề xuất.

Ông Nguyễn Thế Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist - Ảnh: T.TÙNG

Ông Nguyễn Thế Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist: Không nên mỗi tỉnh một trung tâm du lịch trọng điểm

Theo tôi, vùng Đông - Tây Bắc nên có một vài trung tâm du lịch trọng điểm được đầu tư bài bản, quy mô, thể hiện được những nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc nhằm phục vụ nhu cầu du lịch của du khách. Cụ thể, trục Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang có thể quy hoạch theo hướng này vì thiên nhiên nơi đây đa dạng sinh thái, thể hiện nét đặc trưng văn hóa các dân tộc… Không nên xây dựng mỗi tỉnh một trung tâm du lịch trọng điểm sẽ khiến sản phẩm du lịch bị lặp lại, giống nhau.

Du khách đến khu vực này trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có thể cảm nhận được những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc. Các quy hoạch du lịch vùng này phải xuất phát từ thị hiếu của khách, khảo sát thị trường xem khách đến đây là ai, họ cần gì… Có như vậy chúng ta mới có được những sản phẩm mang tính chất đặc thù Tây Bắc nhưng lại phù hợp nhu cầu khách du lịch.

Ông Trương Hoàng Phương - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Exotic Việt Nam - Ảnh: T.TÙNG

Ông Trương Hoàng Phương - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Exotic Việt Nam: Mơ về tour du lịch cộng đồng

Thế mạnh lớn nhất của vùng biên giới phía Bắc này chính là cảnh quan tuyệt đẹp và giá trị văn hóa cộng đồng của người dân tộc bản địa. Du khách đến A Pa Chải sẽ cảm nhận được du lịch cộng đồng từ người nông dân đến anh bộ đội biên phòng cùng làm du lịch: du khách ăn nghỉ trong đồn, sáng hôm sau được bộ đội biên phòng dẫn lên núi...

Khách đến Hà Giang chỉ cần chạy xe máy lang thang khắp nơi nhìn ngắm phong cảnh, con người là đã thỏa thích, có thể cảm nhận đầy đủ vùng đất đặc trưng Đông - Tây Bắc. Có những vùng khách chỉ cần lên xe nhìn qua hai bên cửa sổ là đã thấy phong cảnh như trong tranh, tham quan các bản làng, tìm hiểu phong tục tập quán của người dân tộc... là đã cảm thấy thích thú rồi.

Vì vậy phải quy hoạch thật tốt điểm đến và xây dựng sản phẩm du lịch theo cách để có thể bảo vệ giá trị văn hóa và giá trị cảnh quan, phát triển bền vững cho du lịch vùng này. Trong quy hoạch vùng Tây Bắc nên dành khu Mộc Châu, Điện Biên Phủ, Sa Pa trở thành những trung tâm trung chuyển (hub) cho phần đông du khách vì thuận lợi đường giao thông, cơ sở hạ tầng.

Khu Đông Bắc nên chọn thành phố Hà Giang làm trung tâm trung chuyển, trung tâm văn hóa nên chọn ở phía bắc đèo Bắc Sum. Lạng Sơn có thể kết hợp tham quan và mua sắm..., còn lại những điểm khác nên quy hoạch nhỏ cho các nhóm du khách đi du lịch theo nhu cầu tìm hiểu riêng. Hà Giang cũng chỉ nên dừng lại ở mức này, đừng vội vàng thấy khách lên quá đông lại nóng vội bêtông hóa nhà nghỉ, khách sạn.

Ông Trần Thế Dũng - Phó Giám Đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ - Ảnh: T.TÙNG

Ông Trần Thế Dũng - Phó Giám Đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ: Du lịch sẽ giúp cải thiện đời sống người dân

Các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn còn rất nhiều vùng giữ được nét văn hóa đặc trưng của vùng cao như Yên Bái, Quỳnh Nhai, cung đường Hòa Bình, Sơn La đi ngược lên Lai Châu qua sông Đà. Rồi Nà Nuồng (Lai Châu), Bản Lát (Mai Châu, Hòa Bình) với những làng nghề truyền thống bao đời không có chuyện du khách bị chèo kéo, người dân chân chất.

Ở Bản Lát khách muốn mua đồ lưu niệm, hàng thổ cẩm cứ lựa hàng mà không có ai giám sát, khách muốn mua phải gọi to chủ nhà mới xuất hiện. Các hãng lữ hành phải có tương tác với người dân, trong chương trình tour phải để khách vào thăm bản, khuyến khích mua hàng hóa, sản vật địa phương để người dân có cơ hội cải thiện đời sống. Có như vậy du lịch ở khu vực này mới phát triển bền vững.

Theo tôi, Sơn La, Na Hang (Tuyên Quang) nên chọn là điểm nhấn cho du lịch vùng bởi không chỉ có cảnh sắc đẹp mà từ đây có thể di chuyển đến các nơi khác rất thuận lợi. Đường từ Vườn quốc gia Ba Bể qua Na Hang khá thuận lợi, đường thủy từ Bắc Mê qua cũng có rồi, từ đây cũng có thể lên Đồng Văn, xuống Bắc Kạn rồi từ Bắc Kạn có thể lên Cao Bằng. Cảnh quan ở khu Na Hang rất đẹp vì vừa là huyện miền núi mà lại có sông nước (có dòng sông Gâm, sông Năng). Nếu đi theo dòng sông này có thể về Tuyên Hóa bằng đường quốc lộ. Vùng này cũng là nơi nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, sinh hoạt gần các khu rừng nguyên sinh, quần thể núi đá vôi theo vòng cung sông Gâm.

​Ông Đào Kim Trang - Giám đốc Công ty Du Khảo DKT - Ảnh: T.TÙNG

Ông Đào Kim Trang - Giám đốc Công ty Du Khảo DKT: Nên khai thác loại hình du lịch văn hóa, lịch sử

Với tôi, khu vực này chỉ nên khai thác các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, lịch sử. Nếu nhìn vào bản đồ du lịch Việt Nam, phía Bắc có ba vòng cung lớn: vòng cung qua các tỉnh phía Bắc giáp ranh Trung Quốc có tám tỉnh giáp biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Vòng cung thứ hai là vùng trung du gồm: Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Vùng thứ ba quanh Hà Nội: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang. Ở vòng cung lớn đầu tiên qua tám tỉnh nên phát triển theo du lịch bền vững, có khống chế số lượng khách đến những vùng này.

Nhiều khi tôi ngồi mơ ước xe du lịch chở khách đến Hà Giang dừng lại đó để du khách có thể tự lựa chọn hình thức khám phá phong cảnh thiên nhiên, cộng đồng người dân tộc, đi sâu vào bản làng, trải nghiệm… Những nhóm khách này chỉ nên đi theo nhóm nhỏ, có mục đích rõ ràng. Địa phương như Hà Giang chỉ nên đón những kiểu khách này và triển khai quy hoạch một trung tâm du lịch văn hóa từ ngay sau đèo Bắc Sum. Khách đi thăm trong thời gian ngắn nhưng muốn khám phá trải nghiệm nhiều nên chọn đến Điện Biên Phủ vì có sân bay, hệ thống đường giao thông nối các tỉnh rất tốt, cảnh quan đẹp, không gian văn hóa của người Thái rất thích giao thương.

Lo mất nét đặc trưng

Các chuyên gia cảnh báo những năm qua do thiếu quy hoạch nên đã xảy ra tình trạng các công ty du lịch ồ ạt đưa khách lên làm mất nét đặc trưng bản địa ở nhiều vùng. Nơi phát triển nhất vùng Đông - Tây Bắc về du lịch là Sa Pa (Lào Cai) cũng chính là nơi mà du khách gần như không còn cảm nhận được sự mộc mạc nguyên sơ của người đồng bào dân tộc, mất đi tính đặc trưng miền núi phía Bắc mà thay bằng các nhà bêtông cùng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đã mọc lên chi chít.

Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng phải đầu tư, quy hoạch bài bản, đừng để phá vỡ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp vì khách kéo đến ồ ạt. Tổng cục Du lịch, các chuyên gia nên ngồi lại cùng Ban Chỉ đạo Tây Bắc nghiên cứu cụ thể nhu cầu phát triển để xây dựng quy hoạch cụ thể và chi tiết với tầm nhìn xa và cam kết tuân thủ quy hoạch này mới có thể đưa tiềm năng du lịch vùng Đông – Tây Bắc phát triển bền vững với bản sắc riêng có của vùng.

LÊ NAM ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn vài ngày đến hè, du lịch ngoại tung đủ chiêu hút khách Việt

Chỉ còn vài ngày nữa, mùa du lịch hè chính thức khởi động. Trên các nền tảng số, mạng xã hội... tràn ngập các quảng bá từ các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp ngoại nhằm hút khách Việt.

Còn vài ngày đến hè, du lịch ngoại tung đủ chiêu hút khách Việt

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD

Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng) vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh với việc tăng tổng vốn đầu tư lên gần 52.000 tỉ đồng (tương đương 2 tỉ USD).

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Một nụ cười, một lời chào, một sự thân thiện đâu có quá khó. Hà cớ gì phải 'tiết kiệm' với khách?

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Nữ du khách Đài Loan bị xé vé máy bay: Đã nhận được lời xin lỗi, không xóa bài

Nữ du khách Đài Loan chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về sự cố bị nhân viên xuất nhập cảnh xé vé tại sân bay Phú Quốc, vụ việc khiến dư luận Việt Nam và Đài Loan đặc biệt quan tâm.

Nữ du khách Đài Loan bị xé vé máy bay: Đã nhận được lời xin lỗi, không xóa bài
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar