20/07/2011 15:31 GMT+7

Du lịch bụi Myanmar và "Tam giác vàng"

T.TRẦN
T.TRẦN

TTO - * Tôi ở TP.HCM, đã đặt vé máy bay để du lịch tự túc ở Myanmar (Yangon) và Chiangmai (Thái Lan), có vài điều nhờ chuyên mục tư vấn giúp.

1. Tôi được biết tiền tệ của Myanmar là đồng kyat (K), tuy nhiên có thông tin người nước ngoài đến Myanmar phải tiêu tiền dành cho người nước ngoài gọi là FECs (Foreign Exchange Certificates), đồng tiền giấy được phát hành các loại 20 FECs, 10 FECs, 5 FECs và 1 FECs được xem tương đương với đồng USD, còn người địa phương tiêu loại tiền khác.

Như vậy việc sử dụng tiền nội địa của người nước ngoài tại Myanmar thật sự thế nào? Nếu chỉ được sử dụng tiền FEC thì bất tiện, vậy đổi tiền kyat để sử dụng thì có vi phạm pháp luật Myanmar? Khi không sử dụng hết có thể đổi lại tiền USD để mang về?

2. Tôi dự định từ Yangon sẽ đi Kyaikhtiyo (Golden Rock) chơi trong vòng 2 ngày 1 đêm, trên đường đi sẽ ghé Bago (Pegu) chơi nhưng không biết tự đón xe buýt đi thì có thuận tiện không. Lịch trình xe buýt bên đó thế nào?

3. Sau khi tới Chiangmai (Thái Lan), tôi muốn đi du lịch Tam giác vàng, qua Myanmar thăm làng dân tộc cổ dài thì có thể đặt tour nội địa hay đi tự túc bằng cách đón xe buýt? Thời gian đi Tam giác vàng từ Chiangmai trong một ngày (sáng đi chiều về) có đủ không?

Xin quý báo tư vấn giúp, cảm ơn.

Trần Thiên (19E/10A Bình Đông, P.14, Q.8, TP.HCM)

Phóng to

Ngã ba sông Tam Giác Vàng (Lào - Thái Lan - Myanmar) - Ảnh: G.Nguyên

- Trả lời:

1. Tiền tệ của Myanmar là đồng kyat, hay còn gọi là “chạt”. Người nước ngoài khi tới Myanmar hoàn toàn có thể tiêu dùng đồng nội địa của Myanmar là kyat trong các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ một cách bình thường như người dân bản địa.

Thông thường khách du lịch mang theo tiền USD và đổi sang tiền kyat tại các cửa hàng vàng, điểm đổi tiền, nếu ở Yangon thì chợ Bogyoke Aung San là một điểm đổi tiền rất được giá. Mệnh giá tiền lớn nhất của Myanmar là tờ 1.000 kyat, do đó khi đổi 100 USD thì số tiền kyat bạn cất trong túi sẽ khá dày!

Một số dịch vụ như vé máy bay, thanh toán chi phí nhà nghỉ, kể cả ăn tối, vé vào tham quan các điểm du lịch hoàn toàn có thể thanh toán bằng USD với điều kiện đồng USD không nhàu nát và vấy mực. Tiền kyat của Myanmar nhiều tờ khá nhàu nát, nhất là những tờ mệnh giá nhỏ như 100 hay 200 đồng.

2. Từ Yangon đi Kyaikhtiyo (Golden Rock) khoảng 180km, trong lịch trình hai ngày một đêm và trên đường về ghé qua Bago (Pegu) là một hành trình khá hợp lý, nếu bạn may mắn trong việc đón xe buýt và phải đón nhiều chặng: Yangon đi Bago, từ Bago đón xe buýt đi Kinpun. Tới đây phải chuyển lên xe tải nhỏ để lên lưng chừng núi, sau đó đi bộ một chặng khá dài để lên đến đỉnh Golden Rock hoặc có thể thuê kiệu.

Từ Kinpun, bạn bắt buộc phải sử dụng dịch vụ công cộng của chính phủ. Nhưng đón xe buýt từ Yangon đi Bago rồi tới Kinpun sẽ mất khá nhiều thời gian và điều kiện xe buýt cũng không tốt lắm, xe cũ kỹ, chở đông người, đón trả khách dọc đường.

Nếu bạn đi thành một nhóm 4-8 người thì thuê một chiếc ôtô chạy thẳng từ Yangon đi Kinpun, trên đường về dừng ở Bago là một lựa chọn khá tối ưu về hiệu quả và chi phí.

3. Ở Thái Lan, các dịch vụ xe cộ và du lịch đều rất phát triển. Bạn hoàn toàn có thể đặt tour cũng như có thể tự khám phá “bông hồng” Chiangmai và Tam giác vàng huyền thoại.

Tùy theo cách bạn lựa chọn, hai cách đều thuận lợi. Bạn cũng có thể nhập cảnh vào Myanmar qua cửa khẩu Tachilek, nhưng hộ chiếu sẽ bị giữ lại cửa khẩu, thời gian cho phép ở lại nội địa Myanmar là một tuần.

Một ngày khám phá Tam giác vàng có lẽ là hơi vội vì thời gian di chuyển và làm thủ tục xuất nhập cảnh sẽ mất khá nhiều, trong khi quanh khu vực Tam giác vàng cũng như tại MeaSai (thành phố giáp biên giới Myanmar của Thái Lan) và Tachilek (thành phố giáp biên giới Thái Lan của Myanmar) có rất nhiều điểm tham quan du lịch đáng giá.

Chúc bạn có một lịch trình thú vị và lý tưởng.

Muốn đi du lịch, thắc mắc muốn tìm hiểu về các điểm đến cũng như kinh nghiệm khi đi du lịch, bạn đọc có thể đặt câu hỏi hoặc tham khảo các bài viết trên chuyên mục "Tư vấn du lịch" - trang Du lịch của Tuổi Trẻ Online.

Các câu hỏi hoặc bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ [email protected]. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Du lịch Tuổi Trẻ Online

T.TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Qua bàn tay lành nghề của các ngư dân lão luyện làng biển Nhơn Lý, những kỹ thuật thả lưới vây để bắt cá cơm, ruốc biển, mực... trở nên điệu nghệ dưới con mắt du khách.

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Sau sáp nhập, tỉnh mới này sẽ sở hữu hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam, trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có cảnh sắc thơ mộng, trữ tình.

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Hoa hậu Lương Thùy Linh check-in kè chắn sóng, du khách cũng rần rần

Kè chắn sóng Xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên) được nhiều du khách ghé đến không chỉ check-in, tham quan mà mọi người còn muốn tận hưởng cảm giác ngắm bình minh hoặc hoàng hôn giữa mênh mông sóng nước.

Hoa hậu Lương Thùy Linh check-in kè chắn sóng, du khách cũng rần rần

Ăn gì, chơi đâu ở đất địa linh nhân kiệt Ninh Bình dịp lễ 30-4 và 1-5

Thu hút du khách đến với Ninh Bình mùa lễ hội, hàng loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật đậm chất cố đô sẽ diễn ra trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.

Ăn gì, chơi đâu ở đất địa linh nhân kiệt Ninh Bình dịp lễ 30-4 và 1-5

Thêm cơ hội cho khách Việt đến Hồ Nam ngắm Trương Gia Giới, hồ Động Đình

Ngày 23-4, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa, giới thiệu quảng bá du lịch Hồ Nam 'Tam tương tứ thủy - Ước hẹn Hồ Nam', tại Hà Nội.

Thêm cơ hội cho khách Việt đến Hồ Nam ngắm Trương Gia Giới, hồ Động Đình

Huế công bố đường dây nóng 0234.3828288 chống nạn chặt chém du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Sở Du lịch TP Huế công bố số điện thoại đường dây nóng phục vụ du khách đến Huế trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 để tiếp nhận thông tin về nạn 'chặt chém', chèo kéo du khách.

Huế công bố đường dây nóng 0234.3828288 chống nạn chặt chém du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar