30/04/2012 11:26 GMT+7

Du khách say hội cấp sắc người Dao Đỏ

HỒNG THẢO
HỒNG THẢO

TTO - Lên Sa Pa nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, hàng ngàn du khách lần đầu được khám phá tục cấp sắc quan trọng của người Dao Đỏ diễn ra ở “Bảo tàng gia đình” tại Tả Van, cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km về phía nam.

Phóng to
Rất đông du khách đến tả Van xem lễ cấp sắc

Người Dao Đỏ ở Sa Pa (Lào Cai) quan niệm người con trai phải trải qua lễ cấp sắc từ ba đèn trở lên mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của “Bàn Vương” - tổ tiên của người Dao, mới trở thành người lớn. Do vậy, người đàn ông Dao nào cũng phải làm lễ cấp sắc.

Riêng lễ cấp sắc 12 đèn thì không bắt buộc vì muốn lên bậc này thì người đàn ông phải học rất nhiều và có một chức thầy cúng nhất định.

Điều đặc biệt, trong suốt quá trình làm lễ cấp sắc, những người đàn ông được cấp sắc phải ăn ở tập trung một chỗ, không được đi đâu xa. Vợ của những người được cấp sắc cũng phải ở chung một chỗ. Trước mỗi bữa ăn những người được cấp sắc đều phải đến trước bàn thờ thần ăn chay ở giữa gian nhà để vái lạy rồi mới được ăn.

Nghi lễ linh thiêng nhất của lễ cấp sắc 12 đèn, gọi là lễ “đăng quang”. Sau khi kết thúc lễ này, “chẩu chiếu” (thầy cúng) hướng dẫn các trò bái tổ tiên. Như vậy, từ nay các trò đã trở thành con của thánh trời, làm gì cũng phải có tâm, có đức.

Trong lễ kết thúc, thầy cúng dẫn các trò lên "tồ sên" (nghĩa là thiên đình) để các trò nhận dấu ấn của Ngọc Hoàng và văn bằng âm - dương. Đây là bằng cấp cao nhất trong cuộc đời của người đàn ông Dao Đỏ.

Sau khi làm xong lễ thông báo, các trò cùng vợ lần lượt quỳ dưới chân cầu thang nhận dấu ấn và văn bằng do các thầy cấp cho. Đây là thời khắc linh thiêng và quan trọng. Nhận bằng xong, các trò đem một bản đốt đi, còn một bản đem cất kỹ đến khi nào về cõi âm mới được đem đốt để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.

Nghi lễ cấp sắc 12 đèn chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lý về nhân sinh quan rất có ý nghĩa giáo dục hướng thiện con người.

TTO ghi lại một số hình ảnh về tục cấp sắc độc đáo này:

Phóng to
Treo tranh các vị thần của Bàn Vương để chuẩn bị làm lễ cấp sắc
Phóng to
Chẩu chiếu (thầy cúng) chuẩn bị áo mũ làm lễ cấp sắc
Phóng to
Các thanh niên xin được cấp sắc mặc trang phục truyền thống của người Dao Đỏ. Họ đặc biệt chú ý sửa sang mũ đội trên đầu, vì theo quan niệm đó là nơi thần linh trú ngụ trong mỗi người được cấp sắc.
Phóng to
Phụ nữ Dao Đỏ phải trùm kín mặt khi cùng chồng đến nhận sắc cấp
Phóng to
Chẩu chiếu và các thanh niên bái lạy Bàn Vương
Phóng to
Nhảy và lắc chuông đồng theo các bài cúng
Phóng to
Thầy cúng “cấp đèn” cho các thanh niên đã đỗ đạt
Phóng to
Những người đàn ông cùng vợ nhận “sắc được cấp” từ “chẩu chiếu”. Từ nay họ mới thật sự trưởng thành trong cộng đồng người Dao Đỏ
Phóng to
Sau khi nhận sắc cấp, họ đốt một bản để báo với Bàn Vương và trở về nhà, hoàn thành tục cấp sắc
HỒNG THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar