11/01/2019 11:56 GMT+7

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã được phê duyệt

H.T.DŨNG
H.T.DŨNG

TTO - Dù có nhiều tranh cãi, phản đối của một số nhà khoa học, chuyên gia am hiểu về ĐBSCL ở Trường ĐH Cần Thơ, nhưng Bộ NN&PTNT đã chính thức có quyết định “phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1”.

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã được phê duyệt - Ảnh 1.

Sông Cái Bé (bên phải) và Cái Lớn đoạn gần vịnh Rạch Giá - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 11-1, ông Lê Hồng Linh - giám đốc Ban quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, do thứ trưởng Hoàng Văn Thắng thay mặt Bộ NN&PTNT ký.

Thời gian thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt đầu tư là hoàn thành trước ngày 31-12-2021.

Giữ nguyên mức vốn, điều chỉnh giải pháp kỹ thuật

Theo quyết định phê duyệt, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 được xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang với diện tích đất sử dụng vĩnh viễn 54,54 ha (có 21,12 ha lòng kênh cũ). Tổng mức đầu tư trên 3.309 tỉ đồng (nguồn vốn trái phiếu chính phủ là 3.300 tỉ đồng, vốn ngân sách 9,5 tỉ đồng), trong đó chi phí xây dựng trên 2.144 tỉ đồng, thiết bị trên 223 tỉ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng trên 133 tỉ đồng.

Dự án có 4 nhiệm vụ chính. Một là, kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi rộng 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản 346.241 ha. 

Hai là, kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp; giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô. 

Ba là, góp phần cấp nước ngọt cho vùng sản xuất mặn- ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít; tiêu thoát trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

Bốn là, kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Bộ TN&MT ngày 18-12-2018, cống Cái Lớn được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, rộng 470 mét với 11 khoang cống 40 mét và 2 âu thuyền rộng 15 mét, chiều dài âu 130 mét, đi theo 2 chiều ngược nhau. Cống Cái Bé xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, rộng 85 mét với 2 khoang 35 mét và âu thuyền rộng 15 mét.

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã được phê duyệt - Ảnh 2.

Sông Cái Lớn, nơi sẽ xây dựng dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tuyến đê nối từ cống Cái Lớn, Cái Bé với Quốc lộ 61 dài 5,843km, mặt đê rộng 9 mét. Trên tuyến đê có 3 cầu và 8 cống ngầm. Các hạng mục phụ trợ có cầu giao thông trên cống, hệ thống cung cấp điện, thiết bị quan trắc, kè bảo vệ công trình và bờ sông…

Bộ TN&MT yêu cầu xây dựng, điều chỉnh chế độ vận hành (đóng/mở) cống để giảm tác động dòng chảy và môi trường, đa dạng sinh học. Đồng thời, xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát tự động nhằm đánh giá kịp thời diễn biến môi trường, chất lượng nguồn nước; tổ chức quan trắc, giám sát tự động liên tục trong giai đoạn thi công và định kỳ trong giai đoạn vận hành về chất lượng nước. 

Các thông số giám sát là DO, TSS, độ mặn, pH... tại những điểm đã xác định trong ĐTM (bắt buộc phải có ranh giới mặn - ngọt, mặn - lợ, ngọt-lợ) và giám sát đa dạng sinh học tương ứng (động vật đáy, động vật có tập tính di cư theo mùa) đặc biệt, chú ý trong thời gian đóng/mở cống.

Những ý kiến phản biện có được tiếp thu?

Trả lời Tuổi Trẻ Online về những lo ngại tác động đến môi trường khi làm dự án mà các nhà khoa học đã nhiều lần nêu kiến nghị, ông Lê Hồng Linh nói để dự án được phê duyệt, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng các chuyên gia am hiểu về thủy lợi đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia nhà khoa học, phản biện nhiều chiều, kể cả các chuyên gia phản đối dự án. 

Đặc biệt là đơn vị soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học ở Trường ĐH Cần Thơ, các nhà khoa học ở Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Viện Quy họach thủy lợi Miền Nam và bổ sung, điều chỉnh ĐTM  trình Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định ĐTM của dự án có đến 22 thành viên, đông nhất trong các dự án thủy lợi ở ĐBSCL trước nay. Ngày 3-11-2018, Hội đồng họp lần cuối sau rất nhiều cuộc họp góp ý hoàn thiện dự án. Ngoài thành viên Hội đồng còn có thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng và khách mời là GS Nguyễn Ngọc Trân, đã bỏ phiếu nhất trí 100% thông qua ĐTM. 

Đặc biệt, ngày 24-11-2018, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo với nội dung "giao cho Bộ NN&PTNT nghiên cứu triển khai thực hiện dự án đảm bảo chặt chẽ, khoa học, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường".

Từ các cơ sở này, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã thay mặt bộ NN&PTNT ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1.

"Dù dự án được phê duyệt đầu tư, nhưng còn phải thực hiện rất nhiều công việc để có thể khởi công xây dựng vào cuối năm 2019. Đó là tổ chức thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn tư vấn, đấu thầu thi công. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo rất sát sao, chúng tôi rất mong được chính quyền và người dân trong vùng dự án tiếp tục ủng hộ ", ông Linh nói.

Liên quan đến dự án này, trước đó một số chuyên gia, đặc biệt là nhóm các nhà khoa học ở ĐH Cần Thơ đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xây dựng dự án do lo ngại tác động tiêu cực về môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng này. 

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện:

Tôi không góp ý, bình luận gì nữa!

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập về môi trường sinh thái ĐBSCL, một trong số những chuyên gia đã nhiều lần lên tiếng phản biện về dự án - cho biết ông đã nhận được văn bản phúc đáp của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam trao đổi xung quanh những vấn đề mà ông đặt ra. Những thông tin mà đại diện Viện này cung cấp chưa như mong đợi, chưa giải quyết những vấn đề mà ông đề cập về dự án.

"Tôi và một số chuyên gia ở ĐBSCL biết thông tin lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đầu tư xây dựng dự án thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé, nhưng tôi xin phép không góp ý, bình luận gì nữa cả", ông Thiện nói.


TTO - Nhiều chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về Đồng bằng sông Cửu Long đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối dự án ước tính tiêu tốn hơn 8.000 tỉ đồng trên sông Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang).

H.T.DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar