11/05/2024 14:16 GMT+7

Dự án hồ Ka Pét nguy cơ chậm tiến độ, Bình Thuận chịu trách nhiệm

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, dự án hồ Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận nguy cơ chậm tiến độ so với nghị quyết chủ trương đầu tư.

Các đơn vị khoan kiểm tra địa chất tại vùng dự kiến làm thân đập chính của dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận hồi tháng 4-2024 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Các đơn vị khoan kiểm tra địa chất tại vùng dự kiến làm thân đập chính của dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận hồi tháng 4-2024 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo báo cáo của Chính phủ, các công tác chuẩn bị đầu tư dự án hồ Ka Pét như: giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước; kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng (cập nhật đến tháng 4-2022) đã hoàn thành.

Ngoài ra, chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu khác để hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tuy nhiên, công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Cạnh đó, công tác phối hợp để tạm tính kinh phí dời Dinh Cậu trong vùng dự án còn chênh lệch giữa địa phương và các sư cả nên ảnh hưởng đến công tác hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi.

Sông Bà Bích, nơi dự kiến chặn dòng làm hồ chứa nước Ka Pét, cạn trơ đáy vào mùa khô - Ảnh: ĐỨC TRONG

Sông Bà Bích, nơi dự kiến chặn dòng làm hồ chứa nước Ka Pét, cạn trơ đáy vào mùa khô - Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo Chính phủ, dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại nghị quyết 93 năm 2019 và điều chỉnh tại nghị quyết 101 năm 2023. Thời gian thực hiện từ năm 2019 đến 2025.

Đầu tháng 9-2023, báo chí thông tin liên quan đến dự án, đặc biệt là khoảng 600ha rừng khiến dư luận băn khoăn. Sau đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan và tỉnh Bình Thuận nghiên cứu, rà soát, đánh giá khách quan các nội dung mà dư luận còn băn khoăn về dự án.

"Qua rà soát, tính toán thì phương án đầu tư theo nghị quyết của Quốc hội là tối ưu nhất", trích báo cáo của Chính phủ.

Căn cứ tình hình thực tế hồ sơ, thủ tục hiện nay của dự án, Chính phủ báo cáo phải đến cuối tháng 11-2027 mới kết thúc dự án (tức chậm tiến độ so với nghị quyết của Quốc hội).

Theo Chính phủ, việc dự án chậm tiến độ thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận.

"Trường hợp không thể thực hiện đúng tiến độ dự án theo các nghị quyết trên, đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định về đầu tư công và chịu trách nhiệm toàn diện nếu có các vấn đề khác phát sinh", Chính phủ kiến nghị Quốc hội.

Gần 880 tỉ đồng cho dự án hồ Ka Pét

Mục tiêu của dự án hồ chứa nước Ka Pét để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ, cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du…

Quy mô dự án gồm: hồ điều tiết dung tích khoảng 51 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư gần 880 tỉ đồng.

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 697ha, trong đó khoảng 600ha là đất rừng.

Làm hồ Ka Pét: Bình Thuận nói không còn chỗ nào khác tốt hơn

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận khẳng định vị trí được phê duyệt làm hồ chứa nước Ka Pét được tính toán rất kỹ và hợp lý nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương

Các nhà đầu tư, đơn vị thi công đều đang khẩn trương làm. Địa phương đã bàn giao 166ha để nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc.

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar