19/06/2022 12:39 GMT+7

Dự án 'chồng' dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn

ĐỨC TRONG
ĐỨC TRONG

TTO - Chuyện xảy ra giữa hai dự án làm mới trục đường ven biển ĐT.719B và mỏ khai thác quặng titan ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hai dự án chồng lấn với quãng đường gần 4km, đại diện các bên đang bế tắc.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 1.

Mỏ titan này được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác cho Công ty TNHH TM Tân Quang Cường từ năm 2015, ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, với diện tích hơn 500ha - Ảnh: ĐỨC TRONG

Hiện các ngành chức năng đang nan giải tìm lối ra do tính cấp bách của tuyến đường, đồng thời phải hài hòa lợi ích với chủ đầu tư mỏ titan.

Làm đường xuyên mỏ titan

Theo Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận, dự án làm mới trục đường ven biển ĐT.719B được UBND tỉnh phê duyệt ngày 18-6-2020, với chiều dài 25,61km, thời gian thi công là 38 tháng, kể từ ngày 25-11-2020.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 2.

Nhà thầu đang thi công dự án đường ĐT.719B trên những đoạn mặt bằng đã bàn giao - Ảnh: ĐỨC TRONG

Vừa qua, sau khi đi thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong yêu cầu các sở ngành liên quan và đơn vị thi công phối hợp phải rút ngắn thời gian, hoàn thành trước tháng 5-2023.

Đây là tuyến đường trọng điểm, hy vọng vực dậy khu vực phía nam của tỉnh Bình Thuận, kết nối hai trung tâm TP Phan Thiết và thị xã La Gi gần với nhau hơn.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 3.

Nhà thầu đang thi công mố cầu Suối Nhum, đoạn xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam - Ảnh: ĐỨC TRONG

Hiện nhà thầu đang thi công nền đường, cống thoát nước, tường chắn cát trên phạm vi mặt bằng đã được bàn giao. Chủ đầu tư cho biết khối lượng giải quyết hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng dự án còn chậm so với tiến độ thi công.

UBND tỉnh đã yêu cầu hai địa phương là TP Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 6. Nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là đoạn chồng lấn với dự án đang khai thác titan ở mỏ Nam Suối Nhum, dài khoảng 4km, đoạn thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 4.

Nhà thầu đào đất đến đoạn giáp với mỏ titan thì "đứng bánh" - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, gần như đại diện các bên gồm chủ mỏ titan, nhà thầu thi công và các cơ quan chức năng đều cho rằng đang gặp bế tắc! Bởi lẽ, dự án titan được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác trước. Còn dự án đường ĐT.719B hình thành sau này, đã "giẫm chân" với mỏ titan.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 5.

Mỏ titan như một đại công trường - Ảnh: ĐỨC TRONG

Nguy cơ lỗi hẹn

Do tầm quan trọng của tuyến đường này, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các bên liên quan sớm giải quyết việc chồng lấn, phải bàn giao mặt bằng trong tháng 10-2022 (kế hoạch trước đó là trong tháng 6).

Ông Nguyễn Hữu Trung - giám đốc Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận - thừa nhận việc chồng lấn trên đang là bài toán nan giải, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công tuyến đường.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 6.

Nhìn từ xa, tim đường ĐT.719B hướng từ TP Phan Thiết đến thị xã La Gi đã hình thành. Tuy nhiên, đến đoạn giáp với mỏ titan thì "đứng bánh" - Ảnh: ĐỨC TRONG

Hiện Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh đang phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn thủ tục, đôn đốc chủ đầu tư mỏ titan để sớm hoàn thành khai thác, hoàn thổ và bàn giao mặt bằng.

Theo các đơn vị liên quan, cái khó ở đây là mỏ khai thác titan được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác từ năm 2015, với diện tích hơn 510ha, vòng đời 23 năm. Trong khi đó, dự án làm đường ĐT.719B xuyên qua mỏ với diện tích khoảng 30ha.

Hiện ngoài thực địa, mỏ titan như một đại công trường. Còn dự án làm đường hướng phía bắc của mỏ thi công đến đây thì tạm thời "đứng bánh".

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 7.

Các máy móc chuyên dụng đang khai thác bên trong mỏ titan

Theo đại diện Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, đơn vị đã tổ chức nhiều cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm theo bản thiết kế. Các thủ tục để bàn giao mặt bằng, điều chỉnh thuộc thẩm quyền của bộ ngành trung ương. Địa phương đã báo cáo để các bộ ngành trung ương đến thực địa, xem xét cùng gỡ vướng.

"Trong thời gian chờ bộ ngành trung ương đến thực địa, sở vẫn tổ chức làm việc với các bên, xem xét tiến độ, đôn đốc chủ đầu tư, tiếp thu các ý kiến để cùng nhau tháo gỡ, phấn đấu hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng sớm nhất", đại diện Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh cho biết thêm.

Dự án chồng dự án, đường ven biển ở Bình Thuận có nguy cơ lỗi hẹn - Ảnh 8.

Nhà thầu đang thi công đoạn đường đã bàn giao mặt bằng - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Nguyễn Xuân Viên - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 515 (nhà thầu thi công đường ĐT.719B) - cho biết trong 25km chiều dài dự án, đơn vị mới nhận được mặt bằng 15km, còn lại là mặt bằng của các hộ dân và dự án titan.

Ông Viên cho rằng, nếu muốn dự án hoàn thành như kỳ vọng của địa phương thì toàn bộ mặt bằng phải giao xong trong tháng 6 này.

"Việc vướng mặt bằng không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công mà còn công tác giải ngân vốn. Hiện chi phí nhiều thứ như xăng dầu, vật liệu xây dựng… đang đội lên rất cao. Chưa kể, nếu chủ mỏ titan bàn giao mặt bằng thì đơn vị thi công phải làm thêm công đoạn thăm dò địa chất, vì khi hoàn thổ lúc nào cũng có các túi bùn khổng lồ. Nếu làm không kỹ thì chất lượng nền đường ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là khu vực địa chất rất hiếm gặp trong thi công đường giao thông", ông Viên chia sẻ.

Chủ mỏ titan: "Không thể làm khác"

Khẳng định rất chia sẻ với địa phương, một đại diện chủ mỏ titan cho biết, kế hoạch mà địa phương đề ra hoàn thành bàn giao mặt bằng tháng 10 sắp tới là khó khả thi, thậm chí là không thể.

Theo vị này, việc khai thác titan có đặc thù riêng, không phải khoáng sản thông thường mà muốn nhanh là nhanh. Khai thác titan phải có máy móc chuyên dụng, chỉ đủ và đúng số lượng. Vì vậy, dù có tăng cường thêm nữa cũng không được, thậm chí "giẫm chân".

Nếu không có gì trục trặc, máy móc ổn định thì dự kiến đến cuối năm 2023 mới hoàn thành khai thác đoạn chồng lấn. Sau khi hoàn thành khai thác còn là giai đoạn hoàn thổ và phục hồi cải tạo môi trường. Làm hoàn tất hết công đoạn này mới đến lượt hoàn tất thủ tục đóng cửa mỏ và bàn giao mặt bằng cho địa phương. Đó là trình tự bắt buộc, không thể khác.

Bình Thuận tiếp tục 'kêu cứu' về quy hoạch titan

TTO - Bình Thuận cho rằng quy hoạch khai thác, thăm dò, chế biến quặng titan có nhiều bất cập, cản trở tỉnh này phát triển.

ĐỨC TRONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Để phương tiện lưu thông an toàn trên quốc lộ 1, đơn vị thi công đang tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa chữa cầu Rác bị hư hỏng khe co giãn.

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Sau khi được HĐND TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10-2024, dự án nâng cấp đường Đặng Thùy Trâm (phường 13, quận Bình Thạnh) với tổng mức đầu tư hơn 93 tỉ đồng hiện đang trong giai đoạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người lãnh đạo gần gũi và đau đáu với Huế

Đó là ấn tượng của ông Nguyễn Văn Mễ (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong những ngày ông còn đương chức.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người lãnh đạo gần gũi và đau đáu với Huế

Ban chỉ đạo có từ trung ương đến địa phương, sao để hàng giả, hàng nhái lớn như vậy?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặt vấn đề các ban chỉ đạo có từ trung ương tới địa phương, tại sao lại để hàng giả, hàng nhái diễn ra số lượng lớn như vậy?

Ban chỉ đạo có từ trung ương đến địa phương, sao để hàng giả, hàng nhái lớn như vậy?

TP.HCM kiểm soát tốt tốc độ sẽ giảm thương vong do tai nạn giao thông

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại hội nghị chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá vấn đề liên quan hạ tầng an toàn giao thông ở TP.HCM ngày 23-5.

TP.HCM kiểm soát tốt tốc độ sẽ giảm thương vong do tai nạn giao thông

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng

Đại diện Cục C03, Bộ Công an cho hay bước đầu xác định các thủ đoạn của những công ty sản xuất hàng giả. Trong đó có sự câu kết, móc nối với cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng giả.

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar