04/05/2024 12:55 GMT+7

Đồng yen, won mất giá, người Việt lao đao

Đến thời điểm sáng 1-5, tỉ giá yen Nhật quy đổi ra VND là 160,64 đồng - thấp nhất trong nhiều năm qua.

Một quả dứa có giá gần 5.000 won (92.000 đồng) - Ảnh: T.T.N.

Một quả dứa có giá gần 5.000 won (92.000 đồng) - Ảnh: T.T.N.

Ba năm trước, tỉ giá là 211,88 đồng thì yen đã bị mất giá 24%. Yen yếu thế là lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh về giá hơn ở nước ngoài, đặc biệt là ô tô bán ở thị trường Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, nó cũng tạo ra gánh nặng về mặt nhập khẩu cho Nhật, đặc biệt về thực phẩm và phân bón. Từ đó, giá thành sản phẩm nội địa Nhật cũng tăng theo, gây áp lực chung cho người dân Nhật Bản và cộng đồng người Việt tại nước sở tại.

Trong tương quan làm ăn với Việt Nam, việc yen yếu thế dẫn đến một số tác động cụ thể đến số đông như chi phí du lịch Nhật Bản tăng mạnh vì chi phí thấp hơn, sức mua của du khách cao hơn khi đến Nhật. Hàng Nhật được nhập khẩu về Việt Nam sẽ được tiêu thụ tốt hơn do tỉ giá quy đổi thấp.

Tuy nhiên, các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vào Nhật Bản sẽ bị đắt lên và xu hướng khó tiêu thụ nhanh tại Nhật. Mặc dù vậy, doanh số xuất khẩu cũng không bị ảnh hưởng nhiều do giao dịch đều được thanh khoản bằng USD nên các doanh nghiệp Việt vẫn phát triển theo hướng tích cực.

Với đời sống cộng đồng người Việt, tỉ giá quy đổi đồng yen thấp khiến cho cộng đồng Việt Nam thất thoát khá lớn khi gửi ngoại tệ về nước. Chính vì vậy, cộng đồng người Việt tại Nhật có xu hướng giữ tiền Nhật để chờ thời điểm lên giá hoặc chuyển qua đầu tư tại Nhật thay vì gửi về Việt Nam. Ngoài ra, trong các kỳ nghỉ dài ngày, xu hướng đi du lịch nước ngoài hoặc về Việt Nam cũng rất e ngại do tỉ giá thấp kéo theo giá vé máy bay tăng, chi phí về nước tăng gấp 1,5-2 lần so với trước đây.

Tóm lại, việc đồng yen mất giá có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với người Việt Nam thông qua việc quy đổi ngoại tệ về Việt Nam để duy trì chi phí trả lương tại các công ty chi nhánh Việt Nam. Chi phí sinh hoạt nội địa Nhật cũng tăng nhưng chậm nên có thể chấp nhận được. Mặt tích cực thì tạo ra du lịch, hàng hóa Nhật Bản rẻ hơn, tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam, thu hút đầu tư từ Nhật Bản...

Tại Hàn Quốc, đồng won đã giảm hơn 7% so với đồng USD trong năm nay. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Việc đồng won mất giá đã kéo theo tình trạng giá hàng hóa và các dịch vụ khác tăng cao tại Hàn Quốc, đời sống sinh hoạt của người Việt Nam tại đây cũng bị ảnh hưởng.

Chị T.T.H. - đã kết hôn và sinh sống tại Hàn Quốc được 14 năm - cho biết thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình đều tăng giá. Tiền lương không tăng là mấy nên chi tiêu gia tăng nhanh chóng.

Cụ thể, giá một quả lê trước đây khoảng 2.000 won thì hiện tại lên đến 6.000 - 7.000 won, một quả bí trước đây khoảng 1.200 won thì có thời điểm tăng lên 5.500 won. Một phần do đồng won xuống giá, một phần do thiên tai tại Hàn Quốc thường xuyên xảy ra do biến đổi khí hậu. Từ đó, những chi tiêu cho hoạt động giải trí, đồ dùng cá nhân, sử dụng các dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng hoặc hạn chế đến mức tối đa.

Chị Đ.T.N. - lao động phổ thông đã có năm năm sinh sống và làm việc tại Seoul, Hàn Quốc - cho biết phí giao thông công cộng tăng từ 1.250 won lên 1.400 won/lượt. Bên cạnh đó, tiền thuê phòng trọ cũng gia tăng nhanh chóng từ 270.000 won (năm 2022) lên 300.000 (năm 2023) và hiện nay đã lên đến 350.000 won (khoảng 6,4 triệu đồng). Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm như sữa, rau củ... tăng từ 50 - 100%. Tiền lương có tăng nhưng không đáng kể, chỉ từ 9.620 won/giờ lên 9.860 won/giờ.

Tương tự cộng đồng ở Nhật, việc gửi tiền hỗ trợ về cho gia đình cũng gặp khó khăn vì tỉ giá (lúc cao điểm 1 triệu won đổi được 21 triệu đồng, nhưng nay chỉ được hơn 16 triệu đồng). Tiền vé máy bay tăng trên 50% nên có ít người muốn bay về Việt Nam.

Sức ép từ việc đồng won mất giá không chỉ gây ảnh hưởng đến người lao động mà còn có những tác động tiêu cực đến đời sống của các bạn du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Đặc biệt, so với nhóm lao động di trú, du học sinh bị giới hạn về thời gian làm thêm cộng với lịch trình học tập dày đặc dẫn đến khó khăn trong việc kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Đồng yen mất giá, nhiều người Việt ở Nhật sống chật vật hơn

Nhiều lao động Việt Nam sang Nhật Bản chia sẻ đời sống khó khăn hơn khi sinh hoạt phí, tiền thuê ký túc xá, nhà trọ, thực phẩm tăng giá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar