26/12/2021 06:29 GMT+7

Dòng tiếng Việt giọng rất Tây của một cô gái gốc Việt: 'Tôi giống ai, tôi đến từ đâu và ở đâu đó?'

DƯƠNG NGỌC HÀ
DƯƠNG NGỌC HÀ

TTO - Cô gái gốc Việt tên Mai Linh (26 tuổi) nói cô đang hạnh phúc với những gì mình có ở Bỉ với một gia đình tốt, có công việc và những cơ hội tốt nhưng cô mất rất nhiều: mất gia đình ruột thịt, quốc tịch Việt Nam, văn hóa Việt Nam, tiếng nói....

Dòng tiếng Việt giọng rất Tây của một cô gái gốc Việt: Tôi giống ai, tôi đến từ đâu và ở đâu đó? - Ảnh 1.

Hình ảnh Mai Linh ở thời điểm được cha mẹ người Bỉ nhận nuôi

Vậy là Mai Linh quyết định học tiếng Việt để mong có cơ hội về lại Việt Nam tìm cha mẹ ruột.

Tôi giống ai, tôi đến từ đâu?

"Tôi muốn biết sự thật bắt đầu của câu chuyện về tôi, về cuộc đời của chính tôi. Tôi có nhiều câu hỏi và muốn biết tôi giống ai, tôi đến từ đâu và ở đâu đó? Tôi hy vọng tìm thấy câu trả lời và tình yêu... Tôi biết ơn những gì tôi đang có ở Bỉ, nhưng đôi khi chạnh lòng vì không biết mình mất những gì. Có một mảnh ghép còn thiếu trong câu chuyện của tôi, đó có thể là một câu chuyện phức tạp, nhưng tôi hy vọng một ngày nào đó tôi biết được chuyện gì đã xảy ra...".

Đó là đôi dòng trạng thái bằng tiếng Việt được Mai Linh viết bằng giọng rất Tây trên Facebook của mình về việc em đang muốn tìm cha mẹ ruột của mình tại Việt Nam. Cô viết thư cho Tuổi Trẻ: "Tôi chưa bao giờ biết ai là cha, mẹ ruột. Tôi chưa bao giờ sống gần những người có vẻ ngoài giống tôi. Tôi muốn cha mẹ ruột của mình biết rằng tôi đã lớn và đang sống tốt trong cuộc đời. Tôi tin rằng cách nào đó có một sự kết nối mà tôi đã cảm nhận được khi còn là một đứa trẻ trong bụng mẹ và tôi cảm nhận được nỗi mất mát ấy".

Sâu thẳm trong tâm hồn Mai Linh, "đôi khi thật khó để giải thích với những người không phải là con nuôi. Tôi buồn đau vì đã mất gia đình ruột thịt của mình, mặc dù tôi không thể hình dung ra gương mặt của họ và tôi chưa từng biết họ" - Mai Linh tâm sự thêm cùng Tuổi Trẻ.

Theo những giấy tờ, tài liệu mà cha mẹ nuôi Mai Linh còn giữ được thì cô sinh vào tháng 9-1995. Khoảng 7h30 tối một ngày tháng 9 năm ấy, một người phụ nữ phát hiện cô trong cái thúng đặt gần đường ray xe lửa tại khu vực phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Lúc đó, người phụ nữ đã đưa đứa bé chỉ còn da bọc xương, ngực dô, bụng lép, sức sống mỏng manh đến Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Quảng Ninh để chăm sóc.

Dòng tiếng Việt giọng rất Tây của một cô gái gốc Việt: Tôi giống ai, tôi đến từ đâu và ở đâu đó? - Ảnh 2.

Mai Linh khi lớn lên tại Bỉ

Đã từng về Việt Nam tìm cha mẹ

Trong biên bản gồm đại diện UBND, công an phường, người phụ nữ phát hiện cháu bé, phó giám đốc và một cán bộ Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Quảng Ninh xác nhận đứa trẻ bị bỏ rơi ở phường Hồng Hải lập ngày 4-10-1995 có ghi nhận đứa trẻ quá yếu ớt, đã nằm ở khoa nhi bệnh viện được hơn 10 ngày song sức sống còn rất mỏng manh, luôn phải thở oxy. Biên bản cũng đề nghị UBND phường Hồng Hải cấp giấy khai sinh cho cháu bé để lập các thủ tục. Ngày sinh của cháu bé được ước đoán khoảng ba ngày trước khi được tìm thấy và cháu bé được đặt tên là Nguyễn Thị Thu Hường với phần tên của cha mẹ trong giấy khai sinh để trống.

Đến năm 1996, cháu bé được một gia đình người Bỉ nhận làm con nuôi, cha nuôi của Linh đưa cô qua Bỉ vào tháng 2-1996.

Mai Linh kể vào năm 2018, cô đã có dịp đến TP.HCM trong một đợt làm tình nguyện kéo dài hai tháng. Cuối đợt tình nguyện đó, cha mẹ nuôi của Linh cũng đến Việt Nam và họ cùng đến phường Hồng Hải, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh gặp những người từng làm giấy tờ cho cô ngày xưa, để mong tìm ra chút manh mối về cha mẹ ruột. Tuy nhiên, do khác ngôn ngữ, Linh không hiểu tiếng Việt, những người gặp cô cũng không hiểu nhiều do hai bên nói chuyện qua một hướng dẫn viên. Có người nhận ra Linh giống một ai đó nhưng rồi thông tin cũng không rõ ràng hơn...

Trở lại TP Bruxelles của Bỉ, Mai Linh quyết tâm đi học tiếng Việt với hy vọng việc tìm cha mẹ ruột dễ dàng hơn dù theo cô, việc này không hề đơn giản. "Có thể câu chuyện của tôi sẽ rất đau đớn, nhưng nó cũng sẽ vẫn là sự thật", cô gái 26 tuổi tâm sự. Khi còn nhỏ, Linh thường nghe kể rằng có thể vì cha mẹ ruột nghèo, không đủ sức nuôi cô nên đã cho đi vì không có lựa chọn nào khác.

Dòng tiếng Việt giọng rất Tây của một cô gái gốc Việt: Tôi giống ai, tôi đến từ đâu và ở đâu đó? - Ảnh 3.

Mai Linh tại chính mảnh đất Quảng Ninh năm 2018 - Ảnh: NVC

Trước khi rời Quảng Ninh, Mai Linh đã kết bạn qua Facebook với một số người ở khu vực này và em dự tính hỏi thăm thêm thông tin để may ra có thể tìm được manh mối gì đó về gia đình của mình nhưng do không biết tiếng Việt nên không hỏi thêm được gì nhiều. Hơn nữa, ở Bỉ có rất ít người biết tiếng Việt và cô chưa biết bắt đầu từ đâu.

Hai năm trước, Mai Linh chuyển đến sống ở Brussels (thủ đô nước Bỉ), cô tình cờ biết được một người đang theo học tiếng Việt và tìm ra lớp tiếng Việt do Hội Liên minh Việt - Bỉ tổ chức. Các lớp học tiếng Việt này chỉ có vài người lớn theo học và con của các gia đình Việt kiều tại Bỉ.

Linh cho biết cô bắt đầu với tiếng Việt khá khó vì đó là thứ tiếng ngữ âm, có nhiều dấu và rất khác với tiếng Hà Lan và tiếng Pháp, ngôn ngữ phổ biến nơi cô đang sống. Linh nói hiện cô đang học năm thứ 2 và đang học một số từ vựng, các câu cơ bản. 

"Nói tiếng Việt với tôi vẫn rất khó vì ngoài giờ lên lớp, tôi không có cơ hội để thực hành do quanh tôi không có người Việt. Tôi muốn tìm được một người bạn để cùng luyện phát âm, đặt câu và tăng vốn từ tiếng Việt. Tôi muốn tiếng Việt của mình khá hơn để dễ hơn khi đi tìm cha mẹ ruột" - Linh cho biết.

Thường xuyên nghĩ về cha mẹ

"Tôi đã từng nghe những câu chuyện về những người con nuôi tìm được cha mẹ ruột của mình với một số cuộc tái hợp đã tràn đầy hạnh phúc và niềm vui. Nhưng một số khác đã khó khăn hơn, ví dụ như những mất mát, tổn thương hay lừa gạt. Không cha mẹ ruột nào muốn bỏ rơi con của mình. Tôi hy vọng có thể tìm thấy sự thật và tìm được gia đình ruột thịt của mình" - Linh chia sẻ thêm.

Linh nói cô khát khao được gặp lại cha mẹ để kể với họ về bản thân, để biết về họ và họ trông như thế nào. "Tôi muốn nói cho cha mẹ biết rằng tôi đang sống tốt trong cuộc đời và thường xuyên nghĩ về cha mẹ, nhất là trong những dịp đặc biệt như sinh nhật hay những ngày nghỉ lễ. Họ là một phần trong tôi mà tôi đang thiếu" - Linh chia sẻ bằng một ít tiếng Việt mà cô đã học được.

Mai Linh Verdonck

Cha mẹ nuôi của Mai Linh nói họ muốn giữ cho cô một cái tên để giữ nguồn gốc Việt của cô, nhưng tên Hường lại khó đọc với người phương Tây. Vì vậy, họ đặt lại cho cô là Mai Linh kèm họ Verdonck của cha nuôi. Tên đầy đủ và chính thức của cô là Mai Linh Verdonck.

Nghẹn ngào hành trình tìm mẹ sau 43 năm của chàng trai Babylift

TTO - Vance McElhinney, sinh năm 1974, là một trong gần 100 trẻ em Việt Nam được đưa đến Anh trong Chiến dịch Babylift năm 1975. Rời quê hương khi chỉ 9 tháng tuổi, Vance trải qua phần lớn cuộc đời ở phía Bắc Ireland của xứ sở sương mù...

DƯƠNG NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar