01/09/2017 15:44 GMT+7

Đồng tiền độc lập - Kỳ 4: Bắn phá nhà máy in tiền

QUỐC MINH
QUỐC MINH

TTO - "Ra lệnh để nguyên tình trạng tàn phá nhưng máy móc sửa chữa chút ít và cho chạy làm việc ngay để không mất ngày nào..." - cựụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến viết về những ngày nhà máy in tiền bị bắn phá.

Đồng tiền độc lập - Kỳ 4: Bắn phá nhà máy in tiền - Ảnh 1.

Tờ bạc VNDCCH 100 đồng in ở Tuyên Quang giống như tranh vẽ - Ảnh tư liệu

"8 giờ đến Chi Nê... Một phần nhà cửa đổ nát, khói lửa đương còn nguyên. Ngày 22 hồi 3 giờ 30, tám chiếc khu trục Pháp đến tấn công, bốn chiếc bắn phá Đồng Lãng, bốn chiếc oanh tạc và bắn phá Cơ quan Ấn loát.

Tại đây thả tất cả tám quả bom, hai quả trúng đích làm hư hỏng nhà ở của vợ chồng anh Đỗ Đình Thiện. Chúng bắn đạn lửa rất nhiều vào Cơ quan Ấn loát làm cháy kho cà phê và kho vật liệu, thiệt hại khá lớn, nhưng máy móc nguyên vẹn không hư hỏng gì. Nhà ở chúng mình cũng bị bắn thủng rất nhiều..."

Đó là trích đoạn hồi ký Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến sau trận không quân Pháp oanh tạc vào Chi Nê, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình, ngày 24-2-1947, để phá hủy cơ sở in ấn tiền tệ kháng chiến.

Ném bom ở Chi Nê

Bộ trưởng Hiến ghi chép tỉ mỉ: "Ra lệnh để nguyên tình trạng tàn phá nhưng máy móc sửa chữa chút ít và cho chạy làm việc ngay để không mất ngày nào. Địch tìm cách tàn phá, ta tìm cách gây dựng. Có thể dựng trên đống tro tàn. 

Hôm nay cho tập hợp tất cả nhân viên, công nhân, tự vệ và công an để giải thích và phân phối công việc. Mọi người cần trấn tĩnh trước sự tấn công của địch, sẵn sàng chiến đấu... Số thiệt hại về người và máy móc không có gì, nhưng về vật liệu trong kho thì cũng khá quan trọng, kể cũng đến non 2 triệu đồng".

Ngay khi trở lại tấn công quân sự lực lượng kháng chiến Việt Nam nhằm tái lập nền cai trị thuộc địa sau Thế chiến thứ hai, Pháp đã chú ý đặc biệt đến nguồn lực tài chính của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

Ở miền Bắc, đầu não của hệ thống tiền tệ tài chính cách mạng, Pháp liên tục truy tìm và đánh phá các cơ sở in ấn. Từ nơi dập tiền hào đầu tiên ở tầng hầm Nhà Bát giác (Viện Bảo tàng lịch sử Hà Nội), cơ sở in ấn phải bí mật chuyển địa điểm mới ở Cây Đa Nhà Bò phố Lò Đúc. 

Mùa đông năm 1946, cuộc chiến vệ thành Hà Nội bùng nổ, nhà in lại tiếp tục chuyển về Thanh Hóa, Hòa Bình, rồi lên chiến khu Việt Bắc. Thời gian đầu này, phần lớn nguồn lực tổ chức và duy trì được hoạt động in ấn tiền đều nhờ các nhà tư sản ủng hộ kháng chiến. 

Trong đó, đặc biệt là gia đình thương nhân Đỗ Đình Thiện, mà Bộ trưởng Hiến đã viết những lời rất trân trọng:

Trong cuộc kháng chiến này, sự hi sinh của gia đình Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia thật lớn, một sự nghiệp to tiêu tan không mấy chốc.

Cựu bộ trưởng Lê Văn Hiến

Ngày 25-2-1947, tức chỉ đúng một ngày sau khi máy bay Pháp đánh phá cơ sở ở Chi Nê, Bộ Tài chính ngược lên Tuyên Quang để tìm nơi an toàn in tiền mới. 

Trích hồi ký của công nhân cơ sở in thời điểm này: "Mặt trận Hà Đông bị vỡ, địch tiến đến Xuân Mai, cách Chi Nê có 20 cây số, chúng tôi được lệnh di chuyển đến Nho Quan. Vừa đến Nho Quan thì địch đã đánh chiếm Ninh Bình, Phủ Lý, Cốc Thôn... nghĩa là bốn phía, anh em chỉ cách địch có từ 5 đến 10 cây số. 

Cấp trên lại ra lệnh chuyển ngay tức khắc lên Tuyên Quang. Anh em chúng tôi họp nhau, đặt kế hoạch: Tất cả xe cam nhông của xưởng chỉ dùng để chở những bộ phận máy móc hạng nặng. Còn gia đình anh em từ ban giám đốc trở xuống đều phải đi bộ. Thuê xe bò và xe ngựa để chở máy móc nhẹ và vật liệu.

Chặng đường từ Nho Quan lên Tuyên Quang, anh em gian khổ rất nhiều. Trên trời, máy bay địch lồng lộn bắn phá. Dưới đất, bộ binh địch luôn luôn đuổi theo và câu pháo cối moóc-chê vào đoàn công nhân vận chuyển máy. Đoàn bị chặt ra từng khúc. 

Sự liên lạc giữa các tổ, các nhóm bị gián đoạn. Anh em phải tự động giải quyết những khó khăn hằng ngày. Gặp những chặng đường bị phá hoại, không dùng xe được, anh em phải xúm nhau lại khiêng những bộ phận máy móc nặng 2-3 tấn trên vai.

Cứ như thế, ròng rã hai tháng liền, anh em mới chuyển được tất cả máy móc, vật liệu tới Tuyên Quang. Tính ra trong thời gian gần ba tháng trời, anh em chúng tôi đã di chuyển trên quãng đường ngót nghìn cây số với hơn 300 tấn máy móc, vật liệu để đến nơi an toàn. Cuối cùng, chúng tôi đã có thể tiếp tục bắt tay ngay vào việc in giấy bạc, phục vụ nhu cầu kháng chiến".

Đồng tiền độc lập - Kỳ 4: Bắn phá nhà máy in tiền - Ảnh 3.

Quân đội Pháp trở lại gây chiến ở Hà Nội năm 1946 - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

In tiền ở Tuyên Quang

Khoảng tháng 4-1947, cơ sở in tiền đã được xây dựng ở Bản Thi, Tuyên Quang. Theo Bộ trưởng Lê Văn Hiến, thời gian này tình hình tài chính kháng chiến gặp khó khăn vì cơ sở in ấn phải di chuyển liên tục. 

Hơn một tháng từ sau ngày cơ sở ở Chi Nê, Hòa Bình bị đánh bom, chưa sản xuất được tờ bạc nào. May là còn một ít dự trữ phục vụ nhu cầu toàn quốc kháng chiến, nếu không sẽ rất căng thẳng. Đặc biệt, kho giấy in bạc cũng bị đốt phá, số lượng chỉ còn lại 1/5, trong khi mỗi tháng phải cần gần 100 triệu đồng, tức mỗi ngày khoảng 3 triệu đồng. 

Bộ trưởng Hiến ghi nhật ký: "Đảm đương Bộ Tài chính trong lúc này thật là một gánh vô cùng nặng nhọc và trách nhiệm lớn lao quá đối với quốc dân. Chiến đấu để qua được khúc quẹo lịch sử này thật là thiên nan vạn nan".

Sau rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối đầu với sự đánh phá liên tục của không quân Pháp, cơ sở in ấn tiền ở vùng núi rừng Bản Thi, Tuyên Quang bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là khu vực mỏ kẽm mà người Pháp đã từng khai thác trước năm 1945, để lại nhiều cơ sở hạ tầng khá tốt, có nhà máy phát điện và đường ray xe goòng từ bờ sông dẫn vào...

Tại địa điểm này, ngoài những tờ bạc cũ, các họa sĩ Lê Phả, Nguyễn Sáng tiếp tục vẽ mẫu các tờ bạc mới có mệnh giá 20, 50, 200 và 500 đồng để in ấn, phát hành đến các vùng kháng chiến.

Ngày 12-6-1947, Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi nhật ký: "May mắn quá, chính vào lúc tiền các nơi đều cạn thì cơ quan ở đây đã hoạt động lại kịp thời. Thật là một sự cố gắng của mọi người... Ngày nay, mọi việc đều qua, tiền ra đủ để cung cấp cho các cơ quan, nhất là quốc phòng, mình cảm thấy nhẹ cả người. Bạc đã ra được nhiều, bây giờ chỉ còn lo sự chuyên chở để phân phát cho các nơi".

Đồng tiền độc lập - Kỳ 4: Bắn phá nhà máy in tiền - Ảnh 4.

Đồn điền của ông Đỗ Đình Thiện, nơi in tiền, đã bị máy bay Pháp bắn phá tan hoang - Ảnh tư liệu

Bảo đảm an toàn cho hệ thống in tiền

Theo giáo sư sử học Văn Tạo, lực lượng kháng chiến đã thành công rất lớn trong việc bảo đảm an toàn cho hệ thống in ấn tiền tệ của riêng mình, đặc biệt là trước tình thế Pháp dồn hỏa lực quyết đánh phá bằng được.

Thời kỳ này, Pháp mới chỉ tái chiếm được các thành phố lớn, vùng tự do còn rất rộng với đông đảo dân cư. Chính phủ Việt Minh bảo đảm được nền tài chính đã giữ được uy tín và ổn định đời sống cho nhân dân.

Kỳ tới: Chống bạc giả

QUỐC MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar