09/04/2017 15:11 GMT+7

Đông - Tây kết hợp trong Hồ Nguyệt Cô thành người

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Chiều 8-4, tại TP.HCM đã diễn ra buổi diễn báo cáo vở kịch ngắn Hồ Nguyệt Cô thành người. Đây là tác phẩm đánh dấu lần hợp tác đầu tiên giữa GS.TS Catherine Diamond và Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM.

Một cảnh trong vở kịch Hồ Nguyệt Cô thành người - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hồ Nguyệt Cô thành người được lấy cảm hứng từ tác phẩm nổi tiếng Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Đây là dự án cá nhân của GS.TS người Mỹ Catherine Diamond (giảng viên khoa kịch nghệ Trường đại học Soochow, Đài Loan).

Bà viết tác phẩm này và cho dàn dựng vở qua năm nước Malaysia, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Lào. Từ đó, bà so sánh các hình thức thể hiện khác nhau giữa các nước để làm tư liệu nghiên cứu về kịch nghệ Đông Nam Á.

Dài khoảng 60 phút, vở diễn là câu chuyện có màu sắc ma mị. Đứng trước cảnh từng loài thú quý hiếm bị biến mất trước sự săn bắn, tàn sát của con người, Hồ Nguyệt Cô ngồi thiền 1.000 năm để trở thành con người hiện đại.

Cô xâm nhập vào thế giới những người săn bắn và buôn bán động vật hoang dã để cất lên tiếng nói bi thương của loài thú đang bị con người tận diệt từng ngày...

Với Hồ Nguyệt Cô thành người phiên bản Malaysia, Philippines, bà Catherine Diamond làm việc với cả diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên.

Tuy nhiên, lần dàn dựng ở Việt Nam, bà làm việc với êkip tám diễn viên hoàn toàn là sinh viên năm 3 của khoa kịch hát dân tộc. Catherine Diamond chia sẻ: “Thời gian tôi làm việc ở TP.HCM khá gấp rút, chỉ có chín ngày, nhưng thời gian chính xác để dàn dựng vở chỉ được khoảng bảy ngày.

Ông Hoài Nam (trưởng phòng tổ chức đối ngoại của trường) đề nghị nên dàn dựng cho sinh viên khoa kịch hát dân tộc, sử dụng chất liệu dân tộc như âm nhạc, trình thức vũ đạo... áp dụng vào vở diễn hiện đại. Quả là khó khăn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, các sinh viên nhiệt tình và khá giỏi nên vở kịch khá thú vị và có màu sắc khác biệt!”.

Chọn dự án của bà Catherine Diamond cho lần hợp tác đầu tiên, ông Hoài Nam cho biết: “Chúng tôi chọn bà Catherine Diamond vì muốn có sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Bà là người đã đến Việt Nam nhiều lần, nghiên cứu về sân khấu Việt Nam và biết khá nhiều về hát bội, cải lương.

Với vở diễn ngắn này, chúng tôi đã góp ý bà nên bỏ kiểu di chuyển như múa balê và thay vào đó là vũ đạo, âm nhạc của bộ môn cải lương. Lời thoại kịch hiện đại nhưng thể hiện theo kiểu nói lối của cải lương.

Đây là vở diễn thử nghiệm, chúng tôi sẽ ghi hình lại và sắp tới dự định tổ chức một cuộc hội thảo để bàn về kế hoạch đầu tư hợp tác nghệ thuật với các nước trong năm năm tới, với cách thể hiện giao thoa văn hóa truyền thống và hiện đại”.

Người bạn 20 năm của sân khấu kịch Việt Nam

GS.TS Catherine Diamond - Ảnh: DUYÊN PHAN

Catherine Diamond không phải là người xa lạ. Bà đến Việt Nam lần đầu khoảng năm 1997. Từ đó đến nay bà trở lại Việt Nam ít nhất 7 lần.

Theo dõi sân khấu kịch từ mấy chục năm nay nên bà có thể nhớ tên cả Thành Lộc, Hồng Vân, Ái Như..., kể tên vanh vách Sân khấu nhỏ 5B, Idecaf và bây giờ là Hoàng Thái Thanh.

Trong cuộc trò chuyện, Catherine bày tỏ rất yêu mến những tác phẩm của đạo diễn - NSND Phạm Thị Thành và nhắc đến mùa kịch tết như một “đặc sản” của kịch Sài Gòn, thắc mắc không biết “đặc sản” tồn tại ra sao.

Catherine chia sẻ bà có nghe nói về tình hình hoạt động sân khấu khó khăn mấy năm gần đây. “Trong tình hình đó mà sân khấu Idecaf, sân khấu Hoàng Thái Thanh vẫn thường xuyên sáng đèn là điều đáng mừng.

Đến Hoàng Thái Thanh, tôi thấy đa dạng khán giả già, trẻ, trung niên đều hào hứng xem kịch, đó là điều đáng quý. Tuy nhiên, tôi thấy buồn là dường như những kịch bản sân khấu sau này không còn hay và sâu sắc như những năm 1990.

Lúc đó, các vở diễn ở Sân khấu nhỏ 5B và Idecaf rất ấn tượng. Tôi mong các bạn đầu tư khai thác những kịch bản tốt để có thể dàn dựng những vở kịch có giá trị và ý nghĩa...” - bà Catherine nói về sân khấu thành phố với nỗi băn khoăn.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar