23/09/2021 12:47 GMT+7

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tại trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ để ra vào thủ đô sau gần 2 tháng "mắc kẹt" vì giãn cách xã hội. Theo Công an Hà Nội, lượng phương tiện đổ về TP tăng hơn 3 lần so với thời điểm trước giãn cách.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 1.

Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ trong sáng 23-9 nhìn từ trên cao - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sau khi Hà Nội áp dụng biện pháp phòng dịch theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 21-9, nhiều người dân sau 2 tháng "ai ở đâu ở yên đó", nay đã bắt đầu quay trở lại cũng như rời thủ đô.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng 23-9, tại trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (cửa ngõ thủ đô hướng ra các tỉnh thành phía Nam), lượng người và phương tiện đổ về đây tương đối đông, hàng dài xe xếp hàng chờ làm thủ tục ra, vào thủ đô.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 2.

Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát Pháp Vân - Cầu Giẽ trong sáng 23-9 để ra, vào Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Được biết, người dân muốn ra vào Hà Nội cần phải có giấy tờ tùy thân; giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính với COVID-19 có giá trị trong 72 giờ; giấy xác nhận ra, vào Hà Nội.

Khi qua chốt kiểm soát, các phương tiện đủ điều kiện sẽ vào khai báo y tế để tiếp tục hành trình, đối với các phương tiện không đủ điều kiện sẽ buộc phải quay đầu. Theo ghi nhận, sáng cùng ngày, đã có hàng chục phương tiện phải "quay xe" vì không đáp ứng được các điều kiện.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông liên tục vì lượng phương tiện đổ về cửa ngõ thủ đô lớn - Ảnh: PHẠM TUẤN

Có mặt tại chốt kiểm soát kể trên để làm thủ tục về Ninh Bình, anh Nguyễn Văn Chung (36 tuổi, Hà Nội) cho biết sau 2 tháng không thể ra khỏi Hà Nội vì giãn cách xã hội, nay TP nới lỏng nên anh về quê để đón con lên chuẩn bị quay trở lại trường học trong thời gian tới.

"Tôi cho con về quê ở Ninh Bình từ hơn 2 tháng trước, nhưng nay mới được về đón con lên để chuẩn bị nhập học. Nay muốn ra khỏi Hà Nội, tôi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như xét nghiệm COVID-19, căn cước công dân và khai báo y tế trên phần mềm", anh Chung nói.

Anh Chung cho biết thêm, hiện nay ở Ninh Bình vẫn kiểm soát chặt người về từ TP Hà Nội, nên anh sẽ chỉ đón con ở chốt kiểm soát vào tỉnh, chứ không vào trong địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 4.

Cảnh sát giao thông phân ra các luồng xe để tránh ùn tắc - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sau 2 tháng "mắc kẹt" tại Hà Nội vì giãn cách xã hội, trong sáng 23-9, anh Nguyễn Quang Bình - nhân viên bán hàng của một hãng xe hơi - có chuyến công tác đầu tiên.

"2 tháng qua không được đi đâu, ảnh hưởng nhiều đến công việc, hôm nay tôi cũng về Ninh Bình để hỗ trợ khách hàng ở đấy, công việc được vận hành trở lại, tôi thấy rất vui", anh Bình nói.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 5.

Người dân có thể khai báo y tế bằng giấy hoặc qua các app trên điện thoại - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chị Trịnh Thanh Hải là giám đốc của một hãng thời trang, công việc vốn thường xuyên phải di chuyển giữa trụ sở chính ở Hà Nội và xưởng sản xuất ở Thái Bình. Vì giãn cách xã hội, chị Hải đã phải ở lại Thái Bình hơn 2 tháng, nay mới được trở lại Hà Nội.

"Nay được trở lại TP tôi thấy rất phấn khởi, tôi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mà TP Hà Nội quy định để quay lại TP. Tôi rất mong dịch bệnh sớm ổn định để công việc kinh doanh cũng như cuộc sống của người dân được quay trở lại bình thường", chị Hải chia sẻ.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 6.

Nhân viên y tế quét mã QR Code cho người dân - Ảnh: PHẠM TUẤN

Với lượng phương tiện đổ về đông, lực lượng chức năng chia thành 2 luồng kiểm soát. Một điểm kiểm soát người di chuyển vào TP và một điểm kiểm soát người đi ra TP.

Tại khu vực khai báo y tế luôn có hàng chục người làm thủ tục mỗi lượt, người dân có thể điền vào mẫu giấy in sẵn hoặc quét mã QR, trình giấy xét nghiệm.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 7.

Anh Nguyễn Quang Bình hào hứng với chuyến công tác đầu tiên sau 2 tháng - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo của Đội cảnh sát giao thông số 14 (Công an TP Hà Nội) cho biết những ngày qua, lượng phương tiện đổ về TP tăng hơn 3 lần so với thời điểm trước giãn cách. Lực lượng chức năng đã phải bố trí 100% lực lượng để phân luồng, cũng như xử lý thủ tục ra vào TP cho người dân.

"Nhiều người dân vẫn chưa hiểu về thủ tục ra vào TP nên còn lúng túng, dẫn đến tình trạng xử lý thủ tục sẽ lâu hơn, gây ra tình trạng ùn ứ tại các cửa ngõ. Mong rằng người dân khai báo y tế trên các app cũng như dữ liệu sức khỏe dân cư quốc gia trước khi tới các chốt kiểm soát để tránh mất thời gian, thủ tục sẽ nhanh gọn hơn", vị lãnh đạo trên nói.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online trong sáng 22-9, đại tá Trần Ngọc Dương - phó giám đốc Công an Hà Nội - cho biết TP vẫn thực hiện theo quy định cũ về việc kiểm soát người ra vào.

"Ra vào thủ đô vẫn áp dụng theo chỉ thị 16 như trước đây, nói chung là cũng thông thoáng chứ không đến mức độ quá căng thẳng vì hiện nay áp dụng theo hình thức cũ đang rất tốt", ông Dương nói.

Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết thêm, người dân muốn ra vào Hà Nội phải có giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm COVID-19, và khai báo y tế.

"Tuy nhiên, những ai muốn ra khỏi Hà Nội phải lưu ý là nơi họ muốn đến có tiếp nhận người từ Hà Nội không, vì thủ đô vẫn là nơi có nguy cơ dịch tễ. Lực lượng công an tại các điểm chốt vẫn luôn khuyến cáo và nhắc nhở người dân về vấn đề trên, còn việc vào TP thì đương nhiên phải kiểm soát chặt để tránh F0", ông Dương nói.

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 9.

Nhiều xe được chất đầy đồ đạc sau 2 tháng người dân không được về quê - Ảnh: PHẠM TUẤN

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 10.

Theo ghi nhận, mỗi ngày tại trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ có hàng ngàn lượt phương tiện ra vào thủ đô - Ảnh: PHẠM TUẤN

Dòng người nối đuôi nhau ra vào Hà Nội sau nới lỏng giãn cách - Ảnh 11.

Người dân đủ các điều kiện sẽ được khai báo y tế để "thông hành", còn không sẽ buộc quay đầu - Ảnh: PHẠM TUẤN

‘Biển người’ Hà Nội đổ ra đường, chuyên gia cảnh báo 'giãn cách lại từ đầu'

TTO - Nhiều chuyên gia lo ngại việc người dân Hà Nội đổ ra đường đông đúc trong đêm Trung thu sẽ làm đổ vỡ nỗ lực chống dịch của TP trong 2 tháng qua, để dịch bùng phát có thể phải giãn cách lại từ đầu.

PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar