04/10/2022 05:45 GMT+7

Đóng học phí trực tuyến: Chỗ bắt cài app, nơi đòi tài khoản riêng… làm khó phụ huynh

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ
HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ

TTO - Thanh toán không tiền mặt trong nộp học phí, phụ phí cho trường là một hình thức thuận tiện được nhiều phụ huynh ủng hộ. Tuy nhiên, một vài nơi đã có các cách làm khác nhau gây khó khăn, bức xúc cho phụ huynh.

Đóng học phí trực tuyến: Chỗ bắt cài app, nơi đòi tài khoản riêng… làm khó phụ huynh - Ảnh 1.

Hiện nay có nhiều cách thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Do đó, việc đa dạng phương thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG

Phải dùng app

Tại TP.HCM, nhiều phụ huynh có con học THCS, THPT ở quận Tân Bình, TP Thủ Đức... phản ảnh trường kêu gọi phụ huynh đóng các khoản phí bằng phương thức không dùng tiền mặt nhưng chỉ đưa ra một cách duy nhất là tải app của một đơn vị rồi thanh toán qua app đó.

Anh Th., phụ huynh ở TP Thủ Đức, cho biết: "Thật ra phụ huynh chúng tôi không phải trả phí khi dùng app. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khó chịu khi phải khai khá nhiều thông tin cá nhân của mình mới có thể sử dụng được app. Trong khi hiện tại thông tin cá nhân là vấn đề cần được bảo mật kỹ càng.

Vấn đề đáng nói là tôi thấy đơn vị làm app không có điều khoản gì cam kết về việc không để lộ thông tin cá nhân của phụ huynh, học sinh cho đơn vị khác. Vậy mà chúng tôi bắt buộc phải sử dụng app vì nhà trường không có thêm hình thức nào khác để chúng tôi đóng học phí".

Tương tự, anh C.M., phụ huynh ở quận Tân Bình, phân tích: "Điều chúng tôi lo ngại nhất chính là việc để lộ thông tin cá nhân khi dùng app thanh toán học phí. Chưa kể, việc sử dụng app rắc rối hơn rất nhiều so với chuyển khoản bằng thẻ ATM hoặc ví điện tử".

Về vấn đề trên, ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: "Sở khuyến khích các đơn vị không để phụ huynh phải đến trường thanh toán học phí và các khoản khác. Nhưng trường phải đưa ra nhiều phương thức không dùng tiền mặt để phụ huynh chọn lựa một phương thức phù hợp nhất, thuận tiện nhất. Việc chỉ đưa ra một phương phức là tải app để đóng các khoản phí là sai quy định".

Lập tài khoản riêng

Nhiều phụ huynh có con học tại Trường Phổ thông thực nghiệm (Hà Nội) cho biết đầu năm học mới, trường thông báo sẽ cung cấp cho mỗi học sinh một mã tài khoản và tên tài khoản. Phụ huynh sẽ phải chuyển tiền vào tài khoản đó thay cho việc chuyển qua một tài khoản do phòng tài vụ trường cung cấp. Tài khoản của học sinh do trường cung cấp là của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

"Trước đây phụ huynh có thể sử dụng tài khoản của mình để chuyển khoản học phí và chỉ cần ghi chú ở phần nội dung chuyển khoản theo mẫu nhà trường là được. Việc thay đổi này tôi không biết có lợi ích hơn điều gì nhưng nhiều phụ huynh thấy băn khoăn khi con học tiểu học mà phải lập một tài khoản riêng. Rồi trường tự động rút tiền từ đó để nhập vào nguồn học phí", phụ huynh này ý kiến.

Phụ huynh Trường THCS xã Minh Trí (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng cho biết họ nhận được văn bản thực hiện đóng học phí và khoản thu khác vào tài khoản Ngân hàng Agribank. Để nộp học phí và các khoản thu khác vào tài khoản Ngân hàng Agribank của trường, phụ huynh học sinh sẽ phải dùng tài khoản Ngân hàng Agribank của cá nhân, ứng dụng Agribank E-Mobile Banking trên điện thoại để thanh toán tiền học trực tuyến.

Trường này thông báo những phụ huynh học sinh chưa có tài khoản Ngân hàng Agribank thì có thể đăng ký mở tài khoản Ngân hàng Agribank với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm vào đầu tháng 10-2022.

Bà Trần Thị Thanh Huế, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn, cho biết chương trình này triển khai dựa trên phần mềm Misa phối hợp với Agribank hoặc đơn vị nào đó để thực hiện. Các nhà giáo, các trường phải tập huấn mới có thể sử dụng.

Bà Huế khẳng định không bắt buộc phụ huynh phải có tài khoản của một ngân hàng được chỉ định. Tuy nhiên, trên văn bản đóng dấu đỏ của trường lại không thực hiện như trưởng Phòng GD-ĐT Sóc Sơn cho biết mà cách thông báo mang tính bắt buộc.

Không nhất thiết phải quy định rườm rà

Theo một chuyên gia tài chính, việc chuyển khoản trong giao dịch tiền tệ trong tình huống có nhiều người cùng chuyển khoản về một tài khoản có thể thực hiện bình thường không gặp khó khăn. Việc quản lý vấn đề nộp học phí ở các nhà trường không nhất thiết phải quy định rườm rà như đang diễn ra.

Phụ huynh có thể dùng tài khoản của ngân hàng khác nhau chuyển về một tài khoản của nhà trường. Ở phần nội dung chuyển khoản, ghi chú tên học sinh/mã định danh của học sinh, tên lớp của học sinh, và nộp tiền học phí tháng mấy.

Phải đa dạng kênh thanh toán

Ông Lê Hoài Nam cho biết ngày 23-8 Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành văn bản 2987 hướng dẫn về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác. Trong đó sở đề nghị 100% các cơ sở giáo dục công lập nghiêm túc thực hiện triển khai việc thu học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt với nhiều hình thức.

Văn bản "yêu cầu các cơ sở giáo dục phải đa dạng hóa các kênh thanh toán để phụ huynh có nhiều lựa chọn, thuận tiện trong việc đóng các khoản phí; không tạo lợi thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán để gây khó khăn cho phụ huynh; tăng cường quản lý dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong đó lưu ý đến việc làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư".

"Chúng tôi thấy gượng ép, bất tiện"

Mai Vinh 4-10 _ DL 3(Read-Only)

Học sinh tiểu học tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng - Ảnh: M.V.

18 trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã yêu cầu phụ huynh phải mở tài khoản, sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng để thanh toán học phí.

Để đóng học phí phụ huynh phải có tài khoản Ngân hàng Agribank hoặc dùng app (phần mềm điện thoại) Agribank E-Mobile Banking; đóng tiền trực tiếp tại quầy giao dịch Ngân hàng Agribank. Nếu phụ huynh không dùng được hai cách trên thì đóng tiền trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm.

Sau đó giáo viên chủ nhiệm dùng app Agribank E-Mobile Banking chuyển tiền cho thủ quỹ. Như vậy, với cách nào thì cũng phải sử dụng dịch vụ của Agribank. Nội dung trên được chuyển đến tài khoản Zalo của phụ huynh học sinh.

Một phụ huynh Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Đà Lạt) cho biết: "Như thế này thì không ổn, tôi thấy gượng ép, bất tiện. Chúng tôi đã có sẵn tài khoản ngân hàng khác với dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán không tiền mặt.

Những ngân hàng chúng tôi chọn sử dụng đều gắn với cuộc sống của chúng tôi như nhận lương, tín dụng, quản lý chi tiêu. Giờ nhà trường bắt chúng tôi phải mở thêm tài khoản tại Ngân hàng Agribank khiến chúng tôi thấy bất tiện.

Chúng tôi muốn thanh toán qua ngân hàng cho nhanh, không dùng tiền mặt cho tiện nhưng không có nghĩa là dùng các quy định để ép chúng tôi phải mở tài khoản một ngân hàng mới, đặc biệt không có tính năng nào của Ngân hàng Agribank có mà các ngân hàng chúng tôi đang sử dụng không có".

Ông Trần Đức Minh, trưởng Phòng GD-ĐT TP Đà Lạt, cho biết phòng không giới thiệu hay chỉ định bất kỳ một đối tác nào làm việc với các trường để thanh toán học phí và cũng không chỉ đạo các trường buộc phụ huynh học sinh phải sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Agribank. Phụ huynh có quyền sử dụng các ngân hàng khác để thanh toán học phí.

Về sự "có mặt" của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong các thông báo của trường chuyển đến tài khoản Zalo của phụ huynh học sinh với nội dung bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của Agribank, ông Nguyễn Quang Tùng, phó giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng về chủ trương chuyển đổi thanh toán không tiền mặt".

Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác trong năm học 2022 - 2023. Kế hoạch hết năm học, 50% các trường học lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt. Đó là chủ trương chung về chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT.

Điều đáng nói chủ trương này không buộc phụ huynh phải sử dụng cố định dịch vụ thanh toán của bất kỳ ngân hàng nào để đóng học phí. Tuy nhiên, khi triển khai đến các trường tại Đà Lạt thì dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng lại trở thành dịch vụ bắt buộc.

MAI VINH

Đại biểu Quốc hội: Tăng học phí phải tính đến khó khăn khách quan của người đóng phí

TTO - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc tăng học phí như thế nào phải tương ứng với tăng chỉ số giá tiêu dùng và người đóng phí cũng chịu các tác động ngoại cảnh, là rủi ro chung nên phải có sự chia sẻ.

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar