16/12/2021 15:24 GMT+7

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên, vượt đại dịch

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng việc liên kết vùng và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng thuận thiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần được tiếp tục tập trung triển khai trong giai đoạn tới.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên, vượt đại dịch - Ảnh 1.

Các vị khách mời tại tọa đàm - Ảnh: NHẬT BẮC

Tại tọa đàm trực tuyến "ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 16-12, giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh chủ trương thuận thiên với nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt nghị quyết 120) của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ với ĐBSCL mà với cả thế giới.

"Bốn năm vừa qua, sau khi có nghị quyết 120, tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Trước kia người dân trồng lúa xen thêm vụ tôm ở vùng mặn nhưng khi có nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác", GS Võ Tòng Xuân nói.

GS Võ Tòng Xuân cũng đã nêu một số hạn chế như các tỉnh trong vùng ngọt, vùng lũ chưa biết chuyển đổi canh tác như thế nào, bà con nông dân mạnh ai nấy làm, còn tự phát.

"Tôi mong rằng tới đây khi Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn để đây chắc chắn là thuận thiên. Có những nơi mùa mưa, nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa vừa tốn kém nước ngọt, thì mùa khô chuyển sang trồng cây xoài chẳng hạn. Tới đây các ngành cũng như bà con nông dân ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn bàn bạc để nghị quyết thành công hơn", GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên, vượt đại dịch - Ảnh 2.

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác nhiều xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết năm qua rất khó khăn với ĐBSCL, cùng với cả nước do ảnh hưởng dịch COVID-19. Để bảo đảm thực hiện nghị quyết 120, thời gian tới phải tập trung triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường. 

Hiện cả nước đang thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TP.HCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

"Việc kết nối khu vực TP.HCM có ý nghĩa rất quan trọng. Bộ Tài nguyên và môi trường cũng xác định nghiên cứu định hình không gian hạ tầng để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thích ứng với biến đổi và hệ sinh thái phù hợp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt các nhiệm vụ này. Nếu thực hiện tốt việc này, tôi nghĩ hiệu quả đầu tư công sẽ rất tốt và có thể thu hút được nhiều nguồn lực", ông Thọ nói.

GS.TS Trần Thục, phó chủ tịch hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, cho biết nghị quyết 120 tạo tiền đề cho liên kết vùng và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định thí điểm liên vùng đối với ĐBSCL. 

"Tôi nghĩ đây là một bước tiến quan trọng để các địa phương phối hợp trong những ô của từng vùng. Cần phải có quy hoạch tích hợp, quy hoạch toàn bộ ĐBSCL, từ đó các tỉnh, thành phố có quyền tích hợp cho địa phương mình và các vùng liên kết giữa các tỉnh", GS.TS Trần Thục nói.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Bộ NN&PTNT đang triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên" theo hướng sản xuất theo vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng nước mặn.

"Đối với phòng chống thiên tai, lấy con người làm trọng tâm và phải thuận thiên. Chúng ta không thể bất kỳ chỗ nào cũng xây dựng công trình, bởi có những khu vực không thể xây dựng công trình được. Có những khu vực có thể kết hợp vừa xây dựng công trình, vừa phát triển kinh tế, ví dụ như trồng rừng ngập mặn ven biển. Như Cà Mau, chúng ta thấy là hiện không còn vị trí để trồng rừng nữa, mà chỉ phát triển thêm những gì hiện có", ông Hoài nói.

Liên kết vì vấn đề sống còn của ĐBSCL

TTO - Từ ngày 11 đến 15-7 tại TP Vị Thanh (Hậu Giang) diễn ra Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC - Hậu Giang 2016) với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - chủ động hội nhập và phát triển bền vững”.

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Giá vàng lao dốc mạnh

Giá vàng thế giới cuối ngày hôm nay 7-7 đã giảm 30 USD/ounce, về sát mức 3.300 USD/ounce.

Giá vàng lao dốc mạnh

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

Đại diện Cục C05 cho biết đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương làm rõ động cơ, mục đích việc phát tán hình ảnh tố Công ty C.P. bán heo bệnh.

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Chuyên gia cho rằng chưa bán cổ phiếu thưởng thì chưa phát sinh thu nhập nên không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân.

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital

Ông Đỗ Anh Tú - nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Tiên Phong, nguyên chủ tịch Chứng khoán TPS, và ông Nguyễn Hồ Nam, nhà sáng lập Bamboo Capital, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo.

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar