22/10/2021 11:15 GMT+7

Đông Bắc Á chạy đua tên lửa SLBM

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Lần đầu tiên sau nhiều năm úp mở, Triều Tiên công bố hình ảnh chiếc tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo do nước này tự phát triển. Động thái này được dự báo sẽ đẩy khu vực vào cuộc đua vũ trang mới.

Đông Bắc Á chạy đua tên lửa SLBM - Ảnh 1.

Tàu ngầm 824 của Triều Tiên với khoang phóng tên lửa mở sau vụ bắn SLBM kiểu mới vào ngày 19-10 - Ảnh: Reuters

Vụ phóng thử của Triều Tiên diễn ra ngày 19-10 vừa qua đánh dấu bước tiến mới trong chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của nước này. Ngoài Triều Tiên, toàn thế giới hiện chỉ 7 nước có năng lực này gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Vén màn bí ẩn

Trong bản tin ngày 20-10, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết tên lửa SLBM mới được trang bị nhiều công nghệ dẫn đường tiên tiến, có khả năng xoay chuyển nhiều hướng để khó bị đánh chặn hơn. 

Việc truyền thông Triều Tiên không sử dụng từ "chiến lược" để nói về SLBM mới cho thấy nhiều khả năng nó sẽ được trang bị đầu đạn phi hạt nhân, tương tự loại SLBM vừa được Hàn Quốc thử nghiệm tháng trước.

SLBM mới của Triều Tiên có vẻ ngoài tương tự tên lửa đạn đạo KN-23 được biên chế cho lục quân, đầu vát nhọn và sắc hơn, không giống các SLBM khác của nước này. Trong vụ bắn ngày

19-10, tên lửa đạt độ cao 60km và bay khoảng 590km, phù hợp với các đặc điểm của loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM).

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc gọi SLBM mới là phiên bản "mini" vì có đường kính dưới 1m, nhỏ hơn đáng kể so với các SLBM khác là Pukguksong-1 và Pukguksong-5. 

Một điều thú vị là SLBM "mini" này đã được trưng bày trong triển lãm quốc phòng tại Bình Nhưỡng vào ngày 11-10, nhưng đến khi Triều Tiên phóng thử thì người ta mới chú ý đến nó.

KCNA cũng cung cấp hình ảnh rõ nét một tàu ngầm số hiệu 824 đang trồi lên mặt nước với một thiết bị giống như nắp che ống phóng tên lửa đang mở. 

Theo KCNA, chiếc tàu ngầm "anh hùng" này thuộc lớp Gorae (hay lớp Sinpo) đã thực hiện vụ bắn thử SLBM "mini" và Pukguksong-1 năm 2016. 

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công bố hình ảnh tàu ngầm lớp Gorae, sau khi các vệ tinh phương Tây đã "biết" về nó vài năm qua. Hiện chỉ mới có 1 chiếc lớp Gorae hoạt động và giữ vai trò như tàu ngầm thử nghiệm.

Đông Bắc Á chạy đua tên lửa SLBM - Ảnh 2.

Dữ liệu: DUY LINH - Nguồn: Yonhap, CSIS - Đồ họa: TUẤN ANH

Cuộc đua ở Đông Bắc Á

Vụ bắn thử SLBM của Triều Tiên diễn ra không lâu sau khi Hàn Quốc tuyên bố trở thành nước thứ 8 phóng thành công SLBM từ tàu ngầm diesel-điện Dosan Ahn Chang-ho. Loại SLBM họ dùng là biến thể của tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B, có tầm bắn 500km, dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt trong tương lai gần. 

Tàu ngầm lớp Dosan Ahn Chang-ho có kích thước lớn hơn các tàu ngầm của Triều Tiên và hiện đại hơn, được trang bị hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP) nên hoạt động êm ái và ẩn mình tốt hơn.

Hiện Hàn Quốc đang có 3 tàu ngầm lớp này, trong đó 1 chiếc đã được đưa vào trực chiến, 2 chiếc khác đang hoàn thiện sau khi hạ thủy. Mỗi tàu trang bị 6 ống phóng thẳng đứng có thể phóng ít nhất 6 SLBM, tạo ra sức mạnh vượt trội so với Triều Tiên vì các tàu ngầm hoán cải của Bình Nhưỡng chỉ được trang bị 1 hoặc 2 ống phóng SLBM.

Việc thu nhỏ SLBM có ý nghĩa quan trọng với Hải quân Triều Tiên - lực lượng được cho là sở hữu tàu ngầm nhiều thứ hai tại Đông Bắc Á nhưng đa số đã qua nhiều năm hoạt động. 

Trong một bức ảnh Triều Tiên công bố hồi năm 2019, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang thị sát nhà máy hoán cải một tàu ngầm lớp Romeo. Bức ảnh bị che một số chi tiết ở phần tháp tàu ngầm khiến nhiều người nghi ngờ Triều Tiên đang cải tạo lắp thêm ống phóng tên lửa vào vị trí này.

Hình ảnh tàu ngầm 824 được công bố ngày 20-10 cho thấy suy đoán trên là chính xác. Cộng thêm việc thu nhỏ kích thước SLBM, có thể suy đoán Triều Tiên đang muốn cải tạo hạm đội tàu ngầm. 

Nhiều tàu ngầm nhỏ được trang bị SLBM nếu cùng tấn công vào một mục tiêu sẽ đặt ra thách thức không nhỏ cho hệ thống phòng thủ của bất cứ nước nào.

Nhật Bản đang ở đâu?

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa pin lithium-ion lên tàu ngầm quân sự thành công, cho phép chúng hoạt động lâu hơn.

Tuy nhiên, Nhật cũng là quốc gia duy nhất tại Đông Bắc Á chưa có SLBM dù các tàu ngầm của họ được đánh giá là tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.

Nguyên nhân là do Hiến pháp hòa bình được thiết lập sau Thế chiến thứ II ngăn Nhật sở hữu vũ khí tấn công. Xét về số lượng tàu ngầm có khả năng phóng SLBM, Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu Đông Bắc Á với 6 tàu ngầm Type 094 đang trong biên chế, mỗi tàu có 12 ống phóng SLBM.

Vì sao tàu ngầm lúc nhúc ở biển Đông?

TTCT - Tàu ngầm hạt nhân Connecticut của Hải quân Mỹ làm gì trên Biển Đông, chính xác là ở đâu, mà đụng phải một vật thể chưa xác định? Câu hỏi này không chỉ được “khổ chủ” đặt ra, mà còn nhiều phía muốn biết.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Tổng thống Trump bất ngờ đề xuất sẽ tham gia hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul vào ngày 15-5, kéo theo hàng loạt động thái ngoại giao dồn dập từ châu Âu đến Trung Đông.

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Đài Loan khẳng định lựa chọn giá trị riêng, không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu thống nhất trong sách trắng quốc phòng ngày 12-5.

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar