16/03/2022 10:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đón khách, đừng kêu khó do COVID-19

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Mở cửa chỉ là khởi đầu, làm gì để có thể đón khách khi hành vi và tâm lý du khách đã thay đổi rất nhiều do COVID-19, lại là thử thách đối với các doanh nghiệp du lịch.

Sau hai năm "đóng then cài chốt", Việt Nam đã khôi phục chính sách thị thực như trước dịch COVID-19, mở cửa thông thoáng để chào đón du khách quốc tế quay trở lại sau ngày 15-3. 

Mở cửa chỉ là khởi đầu, làm gì để có thể đón khách khi hành vi và tâm lý du khách đã thay đổi rất nhiều do COVID-19, lại là thử thách đối với các doanh nghiệp du lịch.

Trước mắt là chuỗi dài các khó khăn. Phải nhìn nhận một thực tế như vậy. Dù trong các khảo sát quốc tế đều cho thấy, sau khi nới lỏng hạn chế đi lại, hầu hết du khách cho biết sẵn sàng xách gói "vi vu". 

Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng thế nào lại khác nhau, tùy vào quy định của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Bởi có quá nhiều rào cản, từ dịch bệnh đến các biện pháp phòng dịch mà các nước, vùng lãnh thổ đang áp dụng khiến du khách dù có "cuồng chân" cũng phải đắn đo khi xuất ngoại. 

Quan trọng hơn là khách đến từ các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… vốn là thị trường đóng góp hơn 50% lượng khách quốc tế của Việt Nam vẫn cửa đóng then cài hoặc còn cách ly nghiêm ngặt. Khách đến từ Nga thường gắn với những chuyến đi dài, mạnh tay chi xài nay cũng vắng dần do xung đột và lệnh cấm vận…

Vì vậy, trước mắt, nhóm khách tiềm năng có thể khai thác ngay với du lịch Việt là thị trường châu Âu và Đông Nam Á. Vậy thì lúc này cần phải gia cố thêm sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, sự thông thoáng trong quy định nhập cảnh và phòng chống dịch để tạo thêm động lực cho du khách xách vali lên đường đến Việt Nam. 

Chẳng hạn, chúng ta miễn thị thực trở lại cho nhóm khách Tây Âu và Bắc Âu nhưng vẫn cần hấp dẫn hơn, đó là kéo dài thời hạn tạm trú tại Việt Nam lên 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh thay vì 15 ngày. Hoặc vì sao chúng ta chỉ miễn thị thực với một số nước mà không mở rộng ra các nước như Úc, New Zealand, Canada và Thụy Sĩ…

Tạo ra sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch chính là các doanh nghiệp. Rồi đây nước nào cũng mở rộng cửa đón du khách như nhau. Vì vậy, trước mắt phải nâng cấp cơ sở vật chất và sản phẩm du lịch. 

Trước mắt là hệ thống lưu trú phải sẵn sàng hoạt động, tận tình phục vụ, không thể lấy lý do vì COVID-19 nên phòng ốc xuống cấp, thiếu nhân viên phục vụ vì khách sạn chưa kịp tuyển mới. Càng không thể mong du khách thông cảm vì chất lượng dịch vụ chưa như ý. 

Du lịch vận hành trở lại, khách đến mà gặp phải tình huống này thì tiếng dữ đồn xa, lợi bất cập hại. 

Theo Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, nhiều địa phương chỉ có 50 - 60% số cơ sở lưu trú hoạt động trở lại, còn phần lớn trong tình trạng khủng hoảng nhân lực trầm trọng, thiếu vốn để duy trì dịch vụ… Đấy là nỗi lo thật sự.

Du lịch quốc tế đã trở lại nhưng sẽ khó có làn sóng khách quốc tế "cuồng chân phải đi thôi" như du lịch nội địa. 

Vì thế, phải kiên trì nhưng sáng tạo để chọn đúng điểm rơi khi mọi người, mọi quốc gia thấy rằng đã đến lúc mở cửa, đã đến lúc đi được rồi, thì lúc đó chúng ta đã có sản phẩm du lịch độc đáo, hạ tầng du lịch đủ sức đáp ứng được yêu cầu của du khách quốc tế. 

Không kiên trì thì sẽ khó tận dụng được cơ hội mở cửa lại du lịch quốc tế.

Chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế: Không mở toang nhưng cũng đừng mở hé

TTO - Theo TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dù chưa thể coi COVID-19 là bệnh thông thường nhưng Chính phủ nên mạnh dạn mở rộng cửa đón khách quốc tế, không mở toang nhưng cũng đừng mở hé.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar