10/09/2020 10:57 GMT+7

Đôi trẻ cùng thoát thị thành, ra đảo sống yên lành cho vui

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Một đôi trẻ muốn thoát khỏi những hối hả, bộn bề của thành phố và sống gần gũi thiên nhiên đã trở thành những người trông nom một hòn đảo xa xôi của Ireland. Cuộc sống thiếu lắm thứ hiện đại, nhưng dư dả biển xanh, tiếng chim, sự yên lành.

Đôi trẻ cùng thoát thị thành, ra đảo sống yên lành cho vui - Ảnh 1.

Eoin Boyle (trái) và Annie Birney tươi cười trên đảo Great Blasket - Ảnh: Annie Birney và Eoin Boyle

Đầu năm nay, Annie Birney và Eoin Boyle, một đôi trẻ sống ở thành phố Dublin (Ireland), đã được chọn trở thành những người trông nom hòn đảo Great Blasket, một hòn đảo không có người ở nằm cách bờ biển Ireland khoảng 5km về phía tây nam.

Trang Insider ngày 9-9 đã chia sẻ câu chuyện thú vị của họ ở hòn đảo này. Giữa biết bao thách thức, họ chia sẻ: "Thế giới của chúng tôi giờ là hòn đảo này".

Đôi trẻ cùng thoát thị thành, ra đảo sống yên lành cho vui - Ảnh 2.

Cảnh An Trá Bán, bãi biển cát trắng của hòn đảo - Ảnh: Annie Birney và Eoin Boyle

Đảo Great Blasket là điểm cực tây của Ireland. Từng là nơi sinh sống của một số người, đảo này sau đó bị bỏ hoang kể từ năm 1953, khi các cư dân cuối cùng được sơ tán khỏi đảo do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt và không an toàn tại đây.

Alice Hayes và Billy O'Connor, sống trên bán đảo Dingle ở gần đó, đã tổ chức các chuyến du lịch đến hòn đảo này vào mùa hè. Họ đã săn tìm hai người để hỗ trợ quản lý những ngôi nhà tranh cho thuê và một tiệm cà phê trên đảo.

Họ đăng tin tìm kiếm, cho biết các ứng viên được chọn sẽ sống và làm việc trên đảo toàn thời gian từ tháng 4 tới tháng 10. Thức ăn và chỗ ở sẽ được cung cấp. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý với các ứng viên rằng trên đảo không có điện, nước nóng hay Wi-Fi.

Đây được xem là một công việc mơ ước với nhiều người và từng được nhiều tờ báo như The Guardian, CNN, BBC... đưa tin. Alice Hayes cho biết đã nhận được hơn 50.000 đơn ứng tuyển từ khắp thế giới.

Cuối cùng, cặp đôi Annie Birney và Eoin Boyle đã được chọn. Trước khi nộp đơn, Annie Birney và Eoin Boyle đã tính tới chuyện chuyển về miền quê và sống gần hơn với thiên nhiên. Họ muốn thoát khỏi cuộc sống nhộn nhịp, ồn ào và đắt đỏ của Dublin - thủ đô và là thành phố lớn nhất Ireland.

Vào đúng ngày lễ tình nhân năm nay, họ nhận được một cuộc gọi từ Alice Hayes thông báo về việc được chọn. Năm ngoái, cặp đôi được chọn đến trông nom hòn đảo này là Lesley Kehoe và Gordon Bond.

Đôi trẻ cùng thoát thị thành, ra đảo sống yên lành cho vui - Ảnh 3.

Cầu vòng trên đảo Great Blasket - Ảnh: Annie Birney và Eoin Boyle

Đến tháng 3, khi cặp đôi này đã từ bỏ công việc và sẵn sàng ra đảo thì đại dịch COVID-19 mạnh lên. Ireland đã áp dụng một loạt biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan. Tất cả chuyến đi không cần thiết đều bị cấm và người dân bị hạn chế rời khỏi nhà.

Lúc đó Birney và Boyle không biết được liệu họ có thể đến đảo Great Blasket hay không và khi nào. "Hơi sốc!" - Birney chia sẻ. Nhưng sau đó, vào cuối tháng 6, cặp đôi này đã được bật đèn xanh để đến đảo khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Lúc này trên đảo không có du khách quốc tế nào.

Trong khoảng 2 tháng sống trên đảo, họ sống trong cảnh thiếu thốn nhưng vẫn rất hài lòng với thực tại. Họ phải tranh thủ làm các công việc vào ban ngày như rửa chén. Họ thiếu đủ thứ: điện, tivi, tủ lạnh hay wifi. Một ngày bình thường của cặp đôi bắt đầu khoảng 9h sáng, khi họ thức dậy và xác định sẽ làm gì trong ngày mới.

Đôi trẻ cùng thoát thị thành, ra đảo sống yên lành cho vui - Ảnh 4.

Eoin Boyle thư giãn với một cốc cà phê - Ảnh: Annie Birney và Eoin Boyle

Dù du khách quốc tế không đến đảo, vẫn còn nhiều người Ireland đến hòn đảo này để du lịch, trong đó có những người lần đâu tiên đến. Birney và Boyle sẽ sắp xếp và dọn dẹp tại các nhà tranh để đón khách.

Đến khoảng 16h, họ thường đi dạo hoặc bơi lội tại An Trá Bán, bãi biển cát trắng trên đảo. Đôi lúc họ chỉ đơn giản ngồi thưởng thức một ly trà và ngắm hoàng hôn. Đêm xuống là tiếng kêu của hải cẩu xám từ bãi biển và những con chim biển.

Cặp đôi cho biết sống trên hòn đảo này đã dạy cho họ trân trọng những thứ nhỏ bé và chuyến đi đã giúp mối quan hệ của họ thêm bền chặt.

Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, cặp đôi này sẽ vẫn ở trên hòn đảo cho tới cuối tháng 9. Thông thường tàu bè sẽ không di chuyển qua lại giữa hòn đảo này và đất liền từ tháng 10 năm này tới tháng 3 năm sau.

Giờ đây cặp đôi vẫn đang thưởng thức cuộc sống ở thế giới nhỏ bé của họ, nơi có những thảm cỏ tươi tốt, biển xanh và không có những hối hả, bộn bề của thành thị. "Thế giới của chúng tôi giờ là hòn đảo này" - Birney chia sẻ.

'Cô vít' ngăn cách đôi ta, nhưng giờ em đã về nhà với anh

TTO - Jerri Jorgensen bị bỏ lại một mình ở Nhật Bản để điều trị và cách ly, còn chồng được sơ tán về Mỹ. Nhưng với bà, những ngày tháng ở nơi đất khách quê người chiến đấu với COVID-19 không đáng sợ chút nào.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Lễ tuyên dương chính thức của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025 đã diễn ra hôm 15-5.

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar