20/04/2020 11:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Đói' tin tốt thời COVID-19

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Giữa lúc không thoải mái do ở trong nhà liên tục, hay thấy các số liệu u ám hằng ngày, người ta luôn mong chờ những tin tốt lành để vực dậy tinh thần, từ những tiến triển trong cuộc chiến với COVID-19 hay tin tức tích cực bên lề.

Đói tin tốt thời COVID-19 - Ảnh 1.

Những tin tốt lành giúp chúng ta đương đầu với những tin tiêu cực giữa dịch COVID-19 - Ảnh: AFP

Từng có một số bài báo giải thích tại sao người ta lại có xu hướng thích đọc "tin xấu" hơn "tin tốt". Trong bài viết có tiêu đề Mọi người thích tin xấu, trang Medium.com cho biết những câu chuyện tiêu cực thường hấp dẫn và thú vị với người đọc hơn các tin tích cực.

"Giữa nghe kể một câu chuyện bi kịch và một câu chuyện hạnh phúc, bạn sẽ chú ý tới cái nào hơn?" - bài viết đặt câu hỏi.

Đài BBC cũng từng dẫn lời các nhà tâm lý học để giải thích tại sao tin xấu thống trị trên các tiêu đề bài báo. Theo BBC, có một số bằng chứng cho thấy người ta thường "nhạy" với từ ngữ tiêu cực hơn, và họ có thể nhận ra những từ ngữ tiêu cực nhanh hơn các từ ngữ tích cực.

Tuy nhiên, giữa dịch COVID-19 dường như người ta "yêu" tin tốt hơn bao giờ hết. Trong bài viết có tiêu đề Cơn đói thèm tin tốt tăng lên khi sự phiền muộn do đại dịch lún sâu đăng tuần trước, Hãng tin AFP cho biết lượt tìm kiếm tin tốt trên Google đã tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm đến nay.

Còn báo mạng Good News Network (Mạng lưới tin tốt) - được thành lập cuối thập niên 1990 - đã có lượng truy cập tăng gấp 3 lần trong tháng qua với hơn 10 triệu người ghé thăm.

"Mọi người đang gửi cho chúng tôi những tin tức lạc quan, truyền cảm hứng ở khu phố, thành phố, tiểu bang của họ. Vì vậy, chúng tôi có rất nhiều tin tức tốt. Chúng tôi nghĩ rằng mọi người đang mong mỏi tin tức tốt sẽ tiếp tục đến" - Weis-Corbley, nhà sáng lập và biên tập viên của Good News Network, cho biết.

Các trang tin tức như The Guardian, Fox News, HuffPost, MSN, Yahoo... đều có mục riêng dành cho những câu chuyện tích cực. Những tin tốt như vậy được xem như một liều thuốc giúp xoa dịu sự thất vọng do đại dịch, từ cảnh ở lại trong nhà nhiều ngày cho tới các số liệu u ám.

Giáo sư Stuart Soroka đến từ Đại học Michigan cho biết con người có xu hướng chú ý đến những tin tức tiêu cực hơn để giúp họ thay đổi hành vi, nhưng trong một cuộc khủng hoảng, họ cũng tìm kiếm những câu chuyện tích cực.

Theo Đài Al Jazeera, nhu cầu tin tốt trên mạng đã tăng vọt vì đây là cách để đương đầu với những tin tức gây căng thẳng liên quan tới đại dịch COVID-19.

Và quả thật giữa đại dịch này, nhiều tin tốt đang xuất hiện và nhận được nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết: môi trường được "xả hơi" (ô nhiễm giảm đi, lần đầu nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc Ấn Độ sau 30 năm...), sự đoàn kết lại càng thêm cao (mọi người chung tay chống dịch, những bức tranh vực dậy tinh thần cho y bác sĩ ở châu Âu...).

Hay tình yêu thương nhân rộng khắp thế giới (nam tài tử Leonardo DiCaprio lập quỹ lương thực...) hoặc thậm chí những tin nhỏ như cầu vòng tuyệt đẹp xuất hiện ở New York cũng nhận được sự chú ý nhiều hơn ngày thường.

Tuần trước tạp chí Elle đăng "55 mẩu tin tức ấm lòng bạn có thể đã bỏ sót giữa dịch COVID-19". Hay trước đó trang tin Cnet đăng một bài viết có tiêu đề: COVID-19: Đây là một số tin tốt giữa những bản tin kinh khủng.

Những ngày Trái đất được nghỉ ngơi

TTO - Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cuộc sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh khi phải thực hiện giãn cách xã hội, từ đó tạo ra điểm sáng về môi trường: không khí trong sạch hơn, các động vật hoang dã thoải mái xuất hiện hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Vẻ ngoài cá tính, "ngầu", anh chàng sinh năm 1988 Lâm Nguyên Bảo học giỏi có tiếng, công việc hiện tại khá vững, đặc biệt luôn thích chọn cho mình hướng đi chông gai.

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Không xin cơ chế, chính sách để hoạt động mà chủ động xây dựng, đóng góp cho chính sách phát triển kinh tế tư nhân là tinh thần của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025.

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Tại hội thảo khoa học "Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" do Trung ương Đoàn tổ chức, đổi mới mô hình tổ chức Đoàn là một trong những đề xuất để tạo môi trường phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị xã hội của thanh niên.

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Trong mắt nhiều người, một nhân sự giỏi nghỉ việc khi mọi điều kiện dường như đều ổn là chuyện khó hiểu.

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Thanh niên TP.HCM cùng 100 sinh viên quốc tế cùng nhau in vân tay thể hiện cam kết bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng đô thị xanh.

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM nói hoạt động tình nguyện là biểu tượng sinh động của khát vọng dấn thân.

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar