30/10/2012 07:53 GMT+7

Đối thoại lần 3 Ấn - Mỹ - Nhật

HẠNH NGUYÊN
HẠNH NGUYÊN

TT - Ngày 29-10, tại New Delhi, Ấn Độ, Mỹ và Nhật đối thoại lần 3 về tăng cường hợp tác theo chính sách hướng về châu Á của Mỹ.

Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc - Nhật Bản và căng thẳng trên biển Đông.

Phóng to
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain lớp Arleigh Burke của Mỹ trong một chiến dịch phối hợp với hải quân Ấn Độ và Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản hồi tháng 4-2007 - Ảnh: murdoconline.net

Trong cuộc đối thoại lần này, dù ba nước khẳng định không nhằm vào bên thứ tư nào, nhưng các nhà quan sát đều cho rằng vấn đề Trung Quốc giống như “con voi trong phòng” - tức chuyện Trung Quốc là chủ đề quá rõ ràng.

Báo India Times dẫn các nguồn tin chính thức cho biết cuộc đối thoại nhằm xem xét các khả năng tăng cường hợp tác trong cấu trúc an ninh khu vực, đặc biệt là an toàn hàng hải ở châu Á - Thái Bình Dương. Phía Nhật Bản và Ấn Độ cũng khẳng định cần tăng cường hợp tác về hạt nhân, hàng hải, an ninh vũ trụ và an ninh mạng.

Sau hai cuộc đối thoại vào tháng 12-2011 ở thủ đô Washington và tháng 4-2012 ở thủ đô Tokyo, Mỹ đang thuyết phục Ấn Độ đóng vai trò tiên phong trong chiến lược “trục châu Á” của Mỹ.

Trong khi đó, một nhóm cựu quan chức của chính quyền Mỹ vừa đến Nhật đã khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Nhật. Cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Joseph Nye, hiện là GS ĐH Harvard, cho rằng cả Nhật và Trung Quốc cần ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy. Ông kêu gọi Nhật cần giải quyết thận trọng, vì tương lai thịnh vượng của châu Á phụ thuộc vào cách mà Tokyo duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, cũng như quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Các cựu quan chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách gây chia rẽ hai đồng minh bằng cách yêu cầu Washington giữ quan điểm “không rõ ràng” về vấn đề tranh chấp này.

Trong khi căng thẳng vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu trở lại Trung Quốc một cách thận trọng. Hãng bán lẻ Nhật Bản Heiwado vừa mở lại hai siêu thị ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), sau khi buộc phải đóng cửa vì các cuộc biểu tình bạo loạn chống Nhật tháng 10-2012 khiến hãng thiệt hại 3,5 tỉ yen.

Đây là một trong những hãng bán lẻ đầu tiên của Nhật mở cửa trở lại, sau khi hàng loạt tập đoàn lớn của Nhật phải đóng cửa do các vụ tấn công ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc đã phải tăng cường bảo vệ an ninh ở hai siêu thị này, sau khi có một số thông tin trên Facebook kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình chống Nhật mới. Heiwado cho biết các siêu thị ở Hồ Nam đã giúp tạo việc làm cho 10.000 người địa phương.

Tuy vậy, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ không gặp song phương nhân cuộc gặp lãnh đạo Á - Âu ở Lào vào ngày 5 và 6-11. Nguồn tin chính phủ cho biết vấn đề tranh chấp lãnh hải sẽ không được đưa ra bàn thảo. Hai lãnh đạo cũng sẽ không gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia cuối tháng 11-2012.

HẠNH NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan chỉ còn 9,2%

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ở mức thấp nhất trong số 5 chính trị gia được khảo sát, theo báo Bangkok Post.

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan chỉ còn 9,2%

Nga không kích sâu vào miền tây Ukraine, Ba Lan kích hoạt phòng không

Nhiều khu vực trên khắp Ukraine ghi nhận thiệt hại sau cuộc không kích mới nhất bằng tên lửa và drone Nga.

Nga không kích sâu vào miền tây Ukraine, Ba Lan kích hoạt phòng không

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì ca ngợi ông Trump quá đà

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì nói ông Trump đã sáng tạo khẩu hiệu “hòa bình qua sức mạnh” trong khi nó đã có từ thời La Mã.

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì ca ngợi ông Trump quá đà

Thủ tướng Thái Lan trình nhà vua nội các mới, đề xuất kiêm bộ trưởng Văn hóa

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trình danh sách nội các mới, kiêm thêm bộ trưởng Văn hóa, thay đổi nhân sự ở các bộ then chốt.

Thủ tướng Thái Lan trình nhà vua nội các mới, đề xuất kiêm bộ trưởng Văn hóa

Iran cấm lãnh đạo IAEA nhập cảnh, ngăn việc lắp camera giám sát các cơ sở hạt nhân

Đây là động thái mới nhất của Iran sau khi Quốc hội nước này thông qua luật đình chỉ việc hợp tác với IAEA.

Iran cấm lãnh đạo IAEA nhập cảnh, ngăn việc lắp camera giám sát các cơ sở hạt nhân

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích

Quan hệ Thái Lan - Campuchia đột ngột bị đẩy lên tầm mức đe dọa hoạt động quân sự.

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar