25/11/2013 10:57 GMT+7

Đời thay đổi khi gặp... sách Nguyễn Nhật Ánh

L.ÐIỀN
L.ÐIỀN

TT - Một chàng trai vượt hơn nghìn cây số từ Hà Nội vào TP.HCM dẫn theo cha ruột để giới thiệu với một người mà anh tự nhận là bố nuôi: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Phóng to
Lê Mạnh Tân (thứ hai từ phải) nhận giải nhất cuộc thi “Nguyễn Nhật Ánh và tôi” - Ảnh: L.Điền

Ðó là Lê Mạnh Tân, sinh năm 1980, tác giả vừa đoạt giải nhất cuộc thi "Nguyễn Nhật Ánh và tôi" do NXB Trẻ tổ chức từ tháng 6-2013, lễ trao giải vừa diễn ra tại TP.HCM ngày 24-11. Sau năm tháng với hơn 1.000 bài viết gửi về, ban giám khảo chỉ chọn trao ba giải nhất, nhì, ba.

Tại buổi trao giải, Lê Mạnh Tân tâm sự vì câu chuyện của anh là rất thật nên anh đã xin cha cùng vào TP.HCM để gặp nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - người theo cách gọi của Tân là "đã giúp tôi vượt qua giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời". "Giai đoạn đen tối" ấy ngoài Tân do học yếu không vào được cấp III, còn một phần do hoàn cảnh. Cha Tân đã "an trí" cậu bé 15 tuổi vào ngôi nhà cấp 4 với 200 con gà tam hoàng và bốn con lợn với lời kết luận: "Loại như mày thì ở nhà mà nuôi gà nuôi lợn thôi con ạ". Thế nhưng, trong một lần sang nhà bạn hàng xóm chơi, bắt gặp quyển Còn chút gì để nhớ, Tân đã đọc và đã khóc. Từ đó, Tân tìm đọc các sách của Nguyễn Nhật Ánh: Thằng quỷ nhỏ, Mắt biếc, Ði qua hoa cúc, Bồ câu không đưa thư...

Chính những quyển truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã kéo Tân về lại khung cảnh học đường, nuôi lớn dần trong Tân ý nghĩ phải học tiếp chứ không thể như thế này mãi được. Vậy là hằng tuần Tân trốn nhà đạp xe 20km vào TP Nam Ðịnh mua truyện Nguyễn Nhật Ánh về đọc. "Tôi nhớ thời ấy cứ mỗi thứ năm là có truyện của chú... Cho dù quên cho gà, lợn ăn, cho dù có sợ những trận đòn của bố thì tôi vẫn phải mua bằng được truyện của chú".

Và truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong Tân: "Từ khi đọc truyện của chú, tôi lại muốn đi học, muốn được cắp sách đến trường, được yêu đương, được vui đùa... chứ không muốn mãi mãi ở nhà nuôi gà nuôi lợn". Từ "nhận thức" đó, Lê Mạnh Tân dũng cảm xin đi học lại, và sau khi học bổ túc cấp III, cậu đã thi vào Ðại học Mỹ thuật Hà Nội với số điểm cao, đến nay thì đã có gia đình và đang làm họa sĩ tự do.

Một câu chuyện xúc động khác về bà mẹ nghèo bỏ quê Vĩnh Phúc vào TP.HCM kiếm sống, chắt chiu mua từng quyển truyện Nguyễn Nhật Ánh đã cũ sờn, bọc gói lại, gửi về quê cho con. Cô con gái ở quê đọc lời nhắn của mẹ, đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh mà lớn dần lên trong bối cảnh cả cha và mẹ đều tha phương kiếm sống. Nguyễn Thị Ngân, cô con gái của bà mẹ nghèo nhưng rất thương con và quý sách, nay đoạt giải nhì với bài viết Những trang sách ấu thơ.

Lại có câu chuyện của cô sinh viên từ Quảng Bình vào Huế học, vì mê truyện, dành thời gian đi "lùng" truyện Nguyễn Nhật Ánh mà gặp được người yêu cũng mê truyện Nguyễn Nhật Ánh. Và rồi hai người cưới nhau, đưa nhau về sống ở Ðồng Nai - câu chuyện Cảm ơn chú Nguyễn Nhật Ánh mai mối (giải ba) của Trần Thị Tuyết Mơ cũng có hậu như... truyện Nguyễn Nhật Ánh vậy.

L.ÐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nguyên Minh với Màu tím hoa mua

TT - Màu tím hoa mua là tác phẩm văn học thứ năm của nhà văn Nguyên Minh - một cây bút kỳ cựu trong làng văn, làng báo từ trước năm 1975 đến nay.

Nguyên Minh với Màu tím hoa mua

Đọc di cảo, thương cụ Vương

TT - Cụ Vương Hồng Sển lại vừa gặp gỡ những người đọc mình bằng quyển Tạp bút năm Giáp Tuất 1994 (di cảo), là những trang viết sau cùng của một đời người cặm cụi vừa học vừa chơi, và tìm tòi khảo cứu.

Đọc di cảo, thương cụ Vương

Ông Sáng "chơi không" mà vẫn có sách

TT - Nhiều người quái lạ vì thế, thấy nhà văn Nguyễn Quang Sáng toàn chơi mà tác phẩm vẫn nhiều. Ông có đặc điểm là viết ở trong đầu sẵn nên nhanh lắm.

Ông Sáng

Sài Gòn xứng được yêu thương

TT - Ra mắt độc giả dịp tết này, Sài Gòn - chuyện đời của phố như một món quà rất duyên dành cho những ai yêu Sài Gòn.

Sài Gòn xứng được yêu thương

Mikhail Samarsky: "Tôi nguyện suốt đời giúp đỡ người khiếm thị"

TTO - "Tôi đã nguyện rằng dù sau này làm việc gì kiếm sống thì vẫn sẽ viết văn và giúp đỡ người khiếm thị" - đó là chia sẻ của thần đồng văn học Nga 17 tuổi Mikhail Samarsky trong cuộc giao lưu sáng 27-12 tại TP.HCM.

Mikhail Samarsky:

Nhà văn Nguyễn Đông Thức giao lưu Đường vẫn còn dài

TT - Nhân dịp tái bản ba tập sách và ghi dấu thời điểm về hưu, nhà văn Nguyễn Đông Thức sẽ có cuộc giao lưu với bạn đọc TP.HCM lúc 10g ngày 28-12 tại nhà sách Ebook Phương Nam Vincom (tầng B2, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1).

Nhà văn Nguyễn Đông Thức giao lưu Đường vẫn còn dài
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar