22/04/2018 17:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Ngày 22-4, hàng trăm bạn trẻ là học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng đã tham gia làm sạch bãi biển, phân loại rác, đổi rác thải sinh hoạt lấy các sản phẩm tái chế từ nhựa… hưởng ứng Ngày Trái đất 2018.

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 1.

Gian hàng đổi rác lấy cây cảnh và vật dụng như áo, xà phòng, hộp bút... Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hoạt động do Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, phối hợp với UBND quận Sơn Trà () tổ chức thu hút hàng nghìn bạn trẻ, người dân và du khách tham gia.Mặc trời nắng gay gắt, hàng trăm bạn trẻ đã chia nhóm dọn rác tại bãi biển và đường lên bán đảo Sơn Trà.

"Chiến lợi phẩm" được phân loại thành rác thải vô cơ, hữu cơ và đem đổi lấy các sản phẩm tái chế từ nhựa.

Các chậu cây cảnh, hộp bút, bình hoa, đèn trang trí… được tái chế từ vỏ chai nhựa; nước rửa chén, nước giặt sinh học được tái chế từ rác thải hữu cơ được các bạn trẻ bày bán, triển lãm tại đoạn đường Hoàng Sa đoạn lên bán đảo Sơn Trà thu hút người dân và du khách.

Gian hàng của nhóm bạn Huỳnh Trần Bảo Minh (16 tuổi) gồm hàng chục học sinh, sinh viên lên ý tưởng và thiết kế nhiều vận dụng tái chế từ rác thải nhựa.

Minh cho biết nhóm đã đi xin rác thải ở các quán sá, chọn và làm sạch vỏ lon chai, que kem, giấy báo... và sáng tạo ra nhiều vật dụng có ích cho cuộc sống.

Các sản phẩm được bày bán tại chương trình để gây quỹ cho hoạt động thiện nguyện.

Các sản phẩm được bày bán với giá từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng, được nhiều khách mua và tỏ ra thích thú.

Vừa mua cho con của mình một món đồ chơi bằng nhựa tái chế, chị Văn Anh Đào (32 tuổi) chia sẻ: "Thực sự rất thích các hoạt động ý nghĩa như vậy. Thông qua đây tôi muốn con của mình từ nhỏ đã hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua những hành động nhỏ nhất".

Chị Đào cho biết mình rất ấn tượng vì các sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa và khá bất ngờ vì nhiều thứ tưởng chừng vứt đi sau khi làm sạch lại được biến hóa thành vật dụng thực tế và đặc biệt.

Nhiều bạn trẻ còn thiết kế những trò chơi giáo dục nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, triển lãm các sản phẩm làm từ rác thải nhựa, tranh ảnh… kêu gọi bảo vệ môi trường.

năm nay có chủ đề "Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" nhằm cảnh báo con người trước thực trạng nguồn tài nguyên biển đang ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng.

Chương trình truyền cảm hứng thay đổi cơ bản thái độ, hành vi của con người về sử dụng chất thải nhựa, đó cũng là trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe của con người.

Đây là năm thứ bảy liên tiếp CECR tổ chức sự kiện hưởng ứng , và lần đầu tiên tại . Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án "Đại dương không nhựa: Chương trình thu gom, phân loại và tái chế nhựa vì một cộng đồng khoẻ mạnh và thành phố xanh".

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 2.

Hàng trăm bạn trẻ dọn sạch bãi biển Sơn Trà - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 3.

"Chiến lợi phẩm" được phân loại - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 4.

Rác được cân và đem đổi áo, nước rửa chén, xà phòng tái chế từ rác hữu cơ, đồ trang trí, đồ dùng... - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 5.

Quy đổi rác tại hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất - Ảnh: ĐOÀN NHẠN


Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 6.

Đổi rác lấy cây - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 7.

Hoạt động thu hút đông người dân và du khách - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 8.

Mô hình cá nhà táng chết do ăn quá nhiều rác thải nhựa ở Tây Ban Nha được các bạn trẻ trưng bày truyền thông điệp bảo vệ môi trường - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đổi rác lấy cây cảnh, đồ dùng hưởng ứng Ngày trái đất 22-4 - Ảnh 9.

Hoạt động truyền thông điệp hành động cho bạn trẻ từ điều nhỏ nhất- Ảnh: ĐOÀN NHẠN

TTO - Thay vì sử dụng túi nilon cho những phần nước mang đi, nhiều bạn trẻ chọn sử dụng quai vải - một hành động nhỏ góp phần bảo vệ môi trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar