13/06/2017 13:43 GMT+7

Đời người - đời cây

ĐỨC HIẾU
ĐỨC HIẾU

TTO - Ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh) có một khu rừng rộng 30ha có gần 200 cây gỗ lim, sến, táu, vàng tâm...

Ông Cao (trái) và gốc cây lim 50 tuổi - Ảnh: Đức Hiếu

Mỗi cây giá trị vài chục triệu đồng. Đó là khu rừng của nhà ông Triệu Tài Cao ở thôn Bằng Anh. Tuổi cây cứ lớn lên cùng tuổi người, đến nay ngót nghét đã 50 năm.

Ông Cao năm nay 76 tuổi. Ông trồng khoảnh rừng này khi còn là một chàng trai trẻ. Bước từng bước chắc chắn, ông chỉ vào từng gốc cây giới thiệu: “Cây lim to nhất đằng kia tôi trồng được 50 năm, đã hơn vòng tay ôm rồi. Cây lớn rụng hạt mọc cây con, cứ thế. Đằng kia có cả sến, táu, dẻ, dó bầu...”.

Năm 1968, ông Cao cùng gia đình chuyển từ thôn Cài (xã Đồng Lâm) về thôn Bằng Anh hiện nay định cư. Thời bấy giờ, người ta đến đây phát nương làm rẫy chứ chẳng ai nghĩ đến chuyện trồng rừng. Nhìn những cây gỗ quý dần mất đi, ông Cao tiếc lắm.

Từ lời Bác Hồ dạy về lợi ích của việc trồng cây, trồng người, ông Cao nghĩ phải trồng những cây gỗ để hàng chục, hàng trăm năm sau con cháu nhìn vào vẫn biết rừng Việt Nam phong phú đến nhường nào.

Ngày đó, ông trồng hơn trăm cây gỗ lim. Đến giờ, nhiều cây cứng cáp thẳng tắp vươn lên giữa rừng. Cây lim lớn, hạt rơi xuống rồi lại đâm chồi sinh sôi, đến nay số cây này đã lên đến hơn 200 gốc cả lớn cả bé.

Tin ông Cao có rừng cây gỗ quý ai trong vùng cũng biết. Có nhiều người đến hỏi mua gỗ lim về làm nhà với giá 20-30 triệu đồng mỗi cây, nhưng ông không bán vì ông nói “để rừng cho con cháu”.

Ông luôn tâm niệm phải giữ rừng cho đời con cháu và mãi về sau, vậy nên ông luôn căn dặn những người con trai mình bảo vệ bằng được khu rừng của gia đình.

Nhà nghèo, ông tự mày mò phương pháp trồng cây dó bầu lấy trầm hương, cộng với thu nhập từ chăn nuôi để “lấy ngắn nuôi dài” chứ nhất quyết không tính phương án bán rừng.

“Nhà tôi có 30ha rừng, bố chia đều cho các con trai. Chia là vậy, nhưng ông luôn căn dặn chúng tôi phải giữ rừng mãi mãi.

Có tu bổ thì phát bớt cây tạp, trồng cây dược liệu để có thêm thu nhập chứ tuyệt đối không được phá rừng. Sau này tôi cũng sẽ răn dạy con cháu những lời tâm nguyện của ông bây giờ” - anh Triệu Tiến Lộc, con trai út ông Cao, nói.

Ông Linh Du Hồng, chủ tịch UBND xã Tân Dân, khẳng định: “Hiện nay trên địa bàn xã, gia đình ông Cao tôn tạo và giữ gìn được diện tích rừng đa dạng, phong phú nhất. Một vài hộ gia đình khác cũng còn có gỗ quý nhưng diện tích ít lắm, không đáng kể.

Chúng tôi cũng cố gắng phối hợp cùng gia đình ông Cao bảo vệ rừng, bên cạnh đó là tuyên truyền để gia đình giữ lại rừng này theo hướng phát triển du lịch sinh thái, vừa phục vụ công tác quản lý vừa có thêm thu nhập”.

ĐỨC HIẾU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar