16/04/2006 08:05 GMT+7

Đôi điều về ảnh khỏa thân

VIỆT VĂN
VIỆT VĂN

TTCT - Trong các thể loại nhiếp ảnh, ảnh khỏa thân là một lĩnh vực gai góc và đầy thách thức với nhiều nhà nhiếp ảnh. Đã nhiều năm, giới ảnh nước ta luôn kêu gọi cái nhìn rộng mở của các nhà quản lý (và cả với công chúng) với một chủ đề “nhạy cảm” từng bị coi là cấm kỵ. Thế nhưng dù xã hội nay đã cởi mở chấp nhận thì mảng ảnh này xem ra vẫn còn èo uột.

Phóng to
Bill Brandt (Anh)
TTCT - Trong các thể loại nhiếp ảnh, ảnh khỏa thân là một lĩnh vực gai góc và đầy thách thức với nhiều nhà nhiếp ảnh. Đã nhiều năm, giới ảnh nước ta luôn kêu gọi cái nhìn rộng mở của các nhà quản lý (và cả với công chúng) với một chủ đề “nhạy cảm” từng bị coi là cấm kỵ. Thế nhưng dù xã hội nay đã cởi mở chấp nhận thì mảng ảnh này xem ra vẫn còn èo uột.

Kể tên những tay máy say sưa với ảnh khỏa thân không quá mười đầu ngón tay. Vẫn là Trần Huy Hoan, Nguyễn Thái Phiên, Phạm Thị Thu... Nhưng trong số đó cũng không ai “chuyên trị” cả. Ảnh khỏa thân chỉ là tiếng nói phụ thêm để nhà nhiếp ảnh có dịp bộc lộ mình trong một thể loại khó nhằn. Mấy năm gần đây nhà nhiếp ảnh Lê Quang Châu thiên về ảnh khỏa thân và nhiều người có cảm giác hình như đây mới là lĩnh vực sở trường của anh.

Vì sao chưa có nhiều tác giả “chuyên trị” ảnh khỏa thân? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu trung là mấy vấn đề sau:

Nhiều tay máy chưa nhận thức rõ: chụp khỏa thân để làm gì

Chụp ảnh khỏa thân xét đến cùng cũng là mượn hình thể người phụ nữ để nói lên tiếng nói của cá nhân tác giả về cuộc đời, về số phận con người. Thế nên mới có sự so sánh bầu ngực của người phụ nữ với sự sinh sôi, đặt cạnh sự mềm mại của thân thể là sự gai góc, dữ tợn của thiên nhiên.

Người phụ nữ được ví với Mặt trăng. Thân thể đôi khi đã mang tính biểu tượng và nó vượt ra khỏi một cá nhân người đàn bà cụ thể nào đấy. Cũng có thể bức ảnh đi vào chi tiết rất cụ thể nhưng thật ra nó mượn chi tiết để nói lên cái toàn thể theo kiểu “qua giọt nước thấy cả bầu trời”. Vì thế thật ngỡ ngàng khi có tác giả “hồn nhiên” mượn những cô gái làng chơi để chụp khỏa thân!

Có người lại bảo: chụp ảnh khỏa thân phải bản lĩnh, phải coi người mẫu như vẻ đẹp của tạo hóa mà không được rung cảm theo kiểu trần tục. Xin thưa những người mạnh miệng thường lại quá trần tục mà khi ảnh họ chụp xong xuất hiện trước bàn dân thiên hạ thì đã tự “tố cáo” thân phận của họ rồi. Còn ngược lại cố tình coi người mẫu khỏa thân như đồ vật thì bức ảnh dù có hoàn chỉnh về đường nét, ánh sáng cũng mang dáng dấp của sự vô hồn.

Khó thật. Nhưng thế mới đòi hỏi một tâm hồn nghệ sĩ, một tư duy rành mạch và một kỹ năng thuần thục để chuyển tải điều muốn nói. Và cũng xin đừng quá ca ngợi ảnh khỏa thân, coi như nó là “chứng chỉ” cao nhất cho những nhà nhiếp ảnh.

Chụp khỏa thân cần nhiều trải nghiệm

Phóng to
Trần Huy Hoan
Có thể nói, để chụp khỏa thân, các nhà nhiếp ảnh phải yêu nhiều, chính xác hơn là nhạy cảm với vẻ đẹp của phụ nữ. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Tuấn đã đặc biệt có lý khi nói rằng: khi bạn cảm thụ được tiếng nói của một bờ vai, một mái tóc buông dài thì khi đó mới nên chụp khỏa thân.

Khi đó vẻ đẹp vật lý, các số đo của người phụ nữ không hoàn toàn quan trọng mà sự “nghe được” của tác giả với tiếng nói vô hình từ cơ thể kia mới là quan trọng. Và xin mở ngoặc nếu người mẫu là người tình chân chính của nghệ sĩ thì hoàn toàn người xem có quyền trông đợi một xêri ảnh khỏa thân có hồn.

Xem các ảnh khỏa thân của một số tay máy VN thực hiện thật khó tìm thấy một điều gì mới mẻ. Không phủ nhận, ảnh khỏa thân VN ngày càng thêm nhiều bức ảnh đẹp.

Nhưng đẹp thôi chưa đủ. Trong khi ảnh của các tác giả nước ngoài danh tiếng lại mang một sắc thái hoàn toàn khác. Đó có thể là cái nhìn của người mẫu và cái nhìn tác giả là một; là sự phô bày trọn vẹn để người xem chiêm ngưỡng và nhận ra sự mong manh của tạo hóa... Và không gì khác hơn là tài năng của người cầm máy được xây dựng trên một nền tảng vững vàng về văn hóa, về mỹ thuật.

Ảnh khỏa thân không có thị trường

Đó là một lý do khiến không nhà nhiếp ảnh VN nào tập trung toàn bộ tâm lực vào nó. Ảnh khỏa thân không thể bán làm lịch được, người sưu tập chơi ảnh khỏa thân không nhiều. Chưa kể ở VN, văn hóa phương Đông vẫn là một rào cản (dù ngày càng yếu dần) cho việc chụp ảnh khỏa thân.

Nhưng cuối cùng lỗi chính vẫn là các nhà nhiếp ảnh, khi nhiều người trong số đó vẫn loay hoay với câu hỏi: chụp ảnh khỏa thân để làm gì và như thế nào?

VIỆT VĂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar