23/05/2024 13:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đòi bản sao chứng thực trong 6 tháng: Trị bệnh 'nghiện' giấy và dấu đỏ

Khi Tuổi Trẻ nêu câu chuyện "Sao lại đòi bản sao chứng thực trong 6 tháng: đòi hỏi gây lãng phí", nhiều bạn đọc đã phản hồi kể lại câu chuyện mà mình đã gặp phải khi đi làm giấy tờ.

Người dân làm hộ tịch tại phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Người dân làm hộ tịch tại phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Điều này cho thấy căn bệnh "nghiện" giấy tờ, mộc đỏ vẫn còn có đất sống dù chúng ta đã sống trong kỷ nguyên số hóa. Thứ gì quý hơn hộ khẩu? Vậy mà chúng ta đã bỏ hộ khẩu giấy rồi mà...

Có thể nói bỏ hộ khẩu giấy là một bước tiến ngoạn mục, nhưng để thực thi nó không hề đơn giản. Các anh chị công an vất vả ngày đêm, kể cả những ngày COVID-19 hoành hành, để có kho dữ liệu. Nhưng rồi sau đó không ít nơi vẫn phải đánh vật với thói quen nghiện giấy, nghiện mộc đỏ.

Có lẽ có sao y (bản giấy), chứng thực (có dấu đỏ), lại thêm yêu cầu dưới 6 tháng mới khiến cán bộ thụ lý hồ sơ yên tâm. Cứ thử quan sát khi làm thủ tục sẽ thấy nhiều trường hợp khi người dân nộp bản giấy chứng thực, cán bộ liếc qua là xong. Có mộc đỏ là yên tâm rồi, hết lo trách nhiệm.

Cái bệnh "nghiện" giấy và mộc đỏ này gây tốn kém bao thời gian, tiền của xã hội. Khoảng 70% người dân chờ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND các phường xã mỗi ngày để làm thủ tục sao y các loại giấy tờ.

Nơi đông dân hay có nhiều doanh nghiệp đóng trụ sở, cán bộ luôn tay ký. Lãnh đạo các phường than quá tải vì phải trực ký sao y nên sau đó phân công cho cán bộ tư pháp phường đủ tiêu chuẩn làm việc này.

Bất kể là thủ tục gì, nếu quy định yêu cầu bản sao, thường cán bộ tiếp nhận buộc phải nộp bản sao y trong thời gian 3 hoặc 6 tháng.

Từ hồ sơ xin việc, xin cấp giấy phép xây dựng, đến giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ lao động... đều yêu cầu bản sao y. Kể cả những hồ sơ cần nộp bản chính và bản sao của một loại giấy tờ thì bản sao đó cũng phải có mộc sao y.

Một cán bộ nhận hồ sơ hành chính giải thích rằng mỗi buổi cô nhận từ 30 - 40 hồ sơ, mỗi hồ sơ có ít nhất 5-7 loại giấy tờ, có bản chính, có bản sao.

Người thụ lý không có thời gian và đủ tỉnh táo để đối chiếu bản chính với bản sao nếu không có mộc đỏ bảo chứng của UBND phường hoặc đơn vị công chứng.

Rồi có những loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (giấy chủ quyền nhà, cà vẹt xe) rất dễ thay đổi, có thể tài sản bị chuyển nhượng rồi nhưng hồ sơ vẫn nộp bản sao cũ thì sẽ làm sai kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Khi công dân cứ hàng hàng lớp lớp sao y, chứng thực theo yêu cầu của cơ quan chức năng thì không rõ các đơn vị đó phải lưu trữ thế nào? Đó cũng là một kiểu lãng phí.

Nhưng cứ thế này thì làm sao chúng ta có thể "bước một bước" qua chuyển đổi số? Khi nào và bao giờ công dân đến cơ quan hành chính với căn cước trong bóp, mọi thông tin đã có trong kho dữ liệu và người thụ lý chỉ cần truy cập là có tất cả?

Công dân 4.0 sống và làm việc trong thời chuyển đổi số mà ai cũng mang một cặp hồ sơ căng phồng giấy tờ với đủ loại dấu đỏ có vẻ cũng khó coi!

Vì vậy, ngay lúc này cần phải xốc vào, xóa ngay cái thói quen "nghiện" giấy và dấu đỏ ở một bộ phận cán bộ thụ lý hồ sơ.

Phải làm mạnh tay để chuyển hóa tâm lý nơi người dân vốn lâu nay liên tục phải cung cấp giấy có mộc đỏ, để bà con chuyển sang đấu tranh đòi quyền được phục vụ bằng dữ liệu số, thay vì giấy có mộc đỏ. Đó là cách tốt nhất để triển khai nhanh chuyển đổi số phục vụ nhân dân.

TP.HCM cấm công chức đòi giấy xác nhận đổi tên khu phố khi giải quyết thủ tục hành chính

Công chức, viên chức khi tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính không được yêu cầu người dân phải cung cấp giấy tờ, xác nhận việc đổi tên khu phố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar