16/09/2004 06:02 GMT+7

Đọc Mùa xa nhà: Một cuốn truyện hay về đời lính

NGUYỄN ĐÔNG THỨC
NGUYỄN ĐÔNG THỨC

TT - Mùa xa nhà (*) ra mắt bạn đọc khi cuộc chiến ở mặt trận Tây Nam Tổ quốc kết thúc đã 15 năm. Văn học thường cất tiếng quá chậm về đề tài chiến tranh, sau suốt từng ấy năm hầu như chưa có một truyện dài nào về cuộc chiến ác liệt này gây được ấn tượng với người đọc...

276 trang sách được dành để nói về cuộc sống và chiến đấu của chỉ một trung đội súng 12 li 7 thuộc một tiểu đoàn bộ binh VN đóng tại vùng Tây Bắc Campuchia, sát biên giới Thái Lan. Nhân vật chính là Huy, một chàng trai Sài Gòn đi nghĩa vụ quân sự, và các đồng đội trong trung đội của anh. Thời gian xảy ra khoảng từ năm 1984 đến 1987, lúc cuộc chiến đi vào cao điểm trước khi kết thúc.

Phóng to
Nguyễn Thành Nhân sinh năm 1964 tại Sài Gòn. Tháng 3-1984, anh nhập ngũ và làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, lính sư đoàn 5 đóng ở Batdomboong, giải ngũ năm 1987 với cấp bậc thượng sĩ.

Vừa làm bảo vệ sân bóng đá Thống Nhất, anh vừa học Đại học Luật, và tốt nghiệp cử nhân năm 1994. Mối giao tình khiến hiện nay anh vẫn ở lại làm việc tại văn phòng Liên đoàn Bóng đá TP.HCM.

Cầm bút viết về cuộc sống của lính tráng như là một thôi thúc tự bên trong của Nhân. Mùa xa nhà được âm thầm viết trong hai năm, hoàn thành năm 1999, và nhân cuộc thi Văn học tuổi 20 lúc ấy vừa phát động, Nhân đã gửi tham dự. Được cả hai ban sơ khảo và chung khảo đánh giá rất cao, hoàn toàn có thể được giải cao nếu tác giả chịu chỉnh sửa đôi chút cho… bớt căng, nhưng lúc đó Nhân vẫn cương quyết giữ nguyên bản thảo.

Giờ đây, sau bốn năm, có lẽ anh đã nghĩ lại… Thực tế thì không tác giả nào không muốn đứa con mình được chào đời, và không nhà xuất bản nào muốn tác phẩm sau khi vào tay mình lại dở hơn. Mùa xa nhà được in, không hề có chất lượng kém hơn, quan trọng nhât là vẫn giữ đủ mọi điều Nhân muốn nói…

Chỉ với một trung đội và chỉ trong vài năm, thế nhưng tất cả những gì gọi là sự khắc nghiệt của chiến tranh vẫn xuất hiện đầy đủ trong Mùa xa nhà: những trận đánh ác liệt mà giữa sự sống và cái chết chỉ là một sợi chỉ mong manh; những cuộc hành quân liên miên với bao nhiêu là gian khổ, thiếu thốn - đặc biệt là chuyện thiếu nước uống trong mùa khô; nỗi nhớ nhà cùng sự cô đơn của người lính viễn chinh…

Bao mất mát xé lòng trước sự ngã xuống của người đồng đội thân thiết nhất, để có thể nổi điên, có thể tự vẫn… Chân dung người lính từ đó cũng hiện ra hết sức đầy đủ: người anh hùng, kẻ hèn nhát; người chai sạn, kẻ yếu đuối… Thậm chí có cả những kẻ cầm súng đi cưỡng hiếp dân lành, để bị xử bắn…

Trên tất cả sự khắc nghiệt đó là một thứ tình đồng đội chân thành, trong suốt, thương nhau còn hơn cả anh em trong nhà. Và tất nhiên, ở những người lính trẻ xa nhà, còn không thể thiếu chuyện tình yêu với các cô gái bản xứ - có người ở hẳn lại lập gia đình và sinh sống trên đất bạn, có người “chơi qua đường” cho xong thời gian nghĩa vụ, có người yêu thật lòng nhưng gặp phải sự tàn nhẫn của chiến tranh…

Chân dung người lính đã đa dạng như vậy thì “lý tưởng cầm súng” cũng được trình bày không chút đơn điệu. Trở đi trở lại trong suy tưởng của Huy, của Quân… chính là một câu hỏi day dứt: Tôi đi sang đây chiến đấu và chết là vì cái gì? Liệu công việc này thật sự có ý nghĩa và cần thiết hay không?...

Những câu hỏi đó, và cách mà mọi người tự tìm thấy câu trả lời cho mình để vẫn có thể yên tâm chiến đấu, mới chính là giá trị tư tưởng cao nhất của Mùa xa nhà. Nó cũng giúp cho cuốn truyện có được một sự chân thật đầy thuyết phục. Anh hùng rất đời thường. Ác liệt nhưng không bi lụy.

Mọi thứ dường như đã được Nguyễn Thành Nhân viết ra quá dễ dàng, có cảm giác như anh đã viết một mạch chứ không phải suốt hai năm, “như rút ruột ra mà viết”, theo lời anh tâm sự. Cho một phần tuổi trẻ của chính mình đã đi qua, cho những đồng đội đã nằm xuống.

(Những đồng đội của tôi ơi! Mồ của các bạn đã được phủ lên bao nhiêu lớp cỏ úa mùa thu. Tên tuổi, hình ảnh của các bạn chỉ còn trong nỗi nhớ - những nỗi nhớ ngắn ngủi, bất chợt hiện ra trong giây lát, rồi lại chìm khuất dưới bao âu lo, suy tư của thực tế mỗi ngày. Điều quan trọng là tôi không được quyền quên!...).

Mùa xa nhà nhắc người đọc nhớ hơn những điều không được quyền quên ấy, và xứng đáng được xếp vào danh mục những cuốn sách hay viết về chiến tranh.

(*) NXB Trẻ, tháng 8-2004.

NGUYỄN ĐÔNG THỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar