![]() |
Ông Đây đang dạy cháu học toán - Ảnh: Minh Tâm |
Ông cho cháu làm bài tập về các phép tính cộng trừ. Đứa trẻ có gương mặt rất sáng, xòe những ngón tay ra đếm số. Bài nào tính cộng, Sơn nhập các ngón tay lại. Bài nào tính trừ, Sơn gập các ngón tay vào. Cứ vậy, Sơn cho ra đáp án rất nhanh và chính xác.
Dạy khoảng 30 phút, hai ông cháu nghỉ giải lao. Sau đó ông xoay sang dạy cháu vi tính. Ông đưa ra bài tập đọc lớp 1 cho cháu đánh văn bản. Sơn sử dụng bàn phím cũng khá thạo, viết đúng chính tả. Ông sửa vài lỗi sai cũng như dạy thêm một số thao tác kỹ thuật cho cháu...
Ông Đây tâm sự khi cháu lên 3 tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất vĩnh viễn thính giác của bé, từ đó bé chỉ phát ra âm thanh ú ớ, nói chuyện bằng cách ra dấu. Cha mẹ Sơn vì gánh nặng mưu sinh nên lên tận Sài Gòn làm công nhân gửi con lại quê cho vợ chồng ông chăm sóc. Thương cháu bất hạnh nên ông cố dốc hết lòng lo cho cháu hòng bù đắp phần nào thiệt thòi mà đứa trẻ sớm phải gánh chịu. Vốn là giáo viên tiểu học nên ông cố dùng kinh nghiệm của mình để dạy cháu 24 chữ cái, rồi dần dần dạy cháu viết ra trên trang giấy những gì cháu nghĩ.
Năm Sơn 9 tuổi, tình cờ lên mạng ông mới biết được ở Ninh Kiều, TP Cần Thơ có trường dạy trẻ khuyết tật nên ông quyết định đưa cháu đến đó học. Ông tâm sự: “Lúc gửi cháu đi học, chỉ nghĩ đến cảnh cháu còn nhỏ mà xa gia đình là chú không đành, nhưng ở trường thầy cô có chuyên môn dạy dỗ thằng bé sẽ tốt hơn. Rồi mình sẽ nương theo đó định hướng cho thằng bé theo học một nghề thích hợp để sau này cháu có thể tự nuôi bản thân”. Cuối năm học Sơn được nhà trường tặng sách vở, giấy khen khiến ông cảm thấy rất hạnh phúc.
Năm học tới Sơn sẽ vào lớp 2. Ông bảo tranh thủ mấy tháng nghỉ hè dành hết quỹ thời gian cho cháu: chuyện trò, vui chơi, dạy cháu học vi tính, dạy cháu viết văn bản... Ông tính dài tương lai đứa cháu: “Chú không thể sống hoài được nên cố lo cho thằng bé đi học. Hi vọng cháu theo học ngành công nghệ thông tin rồi sau này ra xin được việc làm hoặc làm thợ hớt tóc...”.
Bình luận hay