04/03/2018 16:12 GMT+7

Đọc báo để dạy giáo dục công dân

NGUYỄN VĂN LỰC (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
NGUYỄN VĂN LỰC (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)

TTO - Thay vì cho học sinh đọc phần "đặt vấn đề" trong sách giáo khoa trang 44, 45 như thường lệ, tôi quyết định dùng ba tờ báo Tuổi Trẻ để dạy bài 16 thay vì dạy theo sách giáo khoa.

Đọc báo để dạy giáo dục công dân - Ảnh 1.

Thầy giáo Nguyễn Văn Lực dạy giáo dục công dân bằng những câu chuyện trên báo Tuổi Trẻ - Ảnh: NVCC

Sáng 3-3 vào lớp 8/5 để dạy môn giáo dục công dân (tiết 23, bài 16) "Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác...", tôi đem theo ba tờ báo Tuổi Trẻ để làm tư liệu dạy học bởi thấy chúng chứa nhiều thông tin thời sự phù hợp với nội dung bài dạy hôm nay.

Thay vì cho học sinh đọc phần "đặt vấn đề" trong sách giáo khoa trang 44, 45 như thường lệ, tôi quyết định dùng ba tờ báo Tuổi Trẻ để dạy bài 16 thay vì dạy theo sách giáo khoa. Không biết mình có mạo hiểm không nhưng tôi vẫn quyết định thực hiện.

Mở đầu tôi đọc thông tin trên báo Tuổi Trẻ số 51/2018 ngày 28-2: "Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho học sinh không tham của rơi". Thấy các em lắng nghe chăm chú, tôi tiếp tục đọc tờ báo Tuổi Trẻ số 52/2018 ngày 1-3 với bài "Những mầm thiện trong sáng".

Sau khi đọc xong thấy cả lớp im lặng, với kinh nghiệm dạy học lâu năm tôi hiểu được sự im lặng khác thường này của các em. Chắc chắn đó là sự thán phục, kính nể của học sinh dành cho em Đỗ Văn Bằng, lớp 10A8 Trường THPT Trần Văn Bảy (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã trả lại hơn 40 triệu đồng cho người mất và em Đỗ Nhật Nam, học sinh lớp 3A Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cũng trả lại 44 triệu đồng cho người mất.

Sau đó, cả lớp xôn xao bàn tán sôi nổi. Tôi hỏi: "Em nào cho thầy biết việc anh Bằng và em Nam trả lại số tiền nhặt được cho người mất thể hiện đức tính gì?". Nhiều cánh tay giơ lên và nhiều câu trả lời: "Tính trung thực, tính thật thà, tính liêm khiết, tính dũng cảm..." Tôi tiếp tục hỏi: "Nếu như nhặt được số tiền lớn như vậy, các em sẽ làm gì?"; "Vì sao phải trả lại số tiền mình nhặt được?"... 

Với phương pháp đàm thoại diễn ra suốt 45 phút, nội dung diễn ra xung quanh hai câu chuyện trả lại tiền nhặt được cho người đánh rơi, có thể nói đó là tiết học giàu cảm xúc và ấn tượng nhất đối với tôi trong 32 năm giảng dạy môn giáo dục công dân ở Trường THCS Trịnh Phong. 

Cảm nhận những cung bậc cảm xúc hân hoan, vui vẻ, ngưỡng mộ... hiện trên những khuôn mặt ngây thơ của học sinh, tôi biết đó là sự thành công của tiết dạy. Bởi dạy môn giáo dục công dân, theo tôi, chính là dạy đạo lý làm người cho các em.

Với không khí thích thú vì các em được nghe thầy đọc báo mà không cần phải ghi chép bài, tôi mạnh dạn trích đọc tiếp thông tin trên báo Tuổi Trẻ số 52/2018 ngày 1-3: "Phát hiện 94 người chưa đủ chuẩn GS, PGS" nhưng câu chuyện này ít được học sinh hào hứng bàn tán như hai câu chuyện trả lại tiền, có thể vì không gần gũi với các em như chuyện học sinh nhặt của rơi trả lại cho người mất.

Thú thật đây là lần đầu tiên tôi thoát ly khỏi giáo án và sách giáo khoa, dùng báo Tuổi Trẻ làm nguồn tư liệu chính để dạy cho học sinh, nhưng thật sự những câu chuyện đăng trên báo đáng đưa vào giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong môn giáo dục công dân ở trường. 

Tôi tin học sinh mình sẽ hứng thú học, và tin những câu chuyện thực ấy dễ đi vào nhận thức của các em hơn là những khẩu hiệu, tuyên truyền, lý thuyết suông (nghe - chép, đọc - chép).

Chắc chắn bài học công dân hôm nay từ báo Tuổi Trẻ, thông qua người thầy, sẽ cho các em sự nhận biết, thông hiểu để vận dụng vào cuộc sống. Các em sẽ có cảm nhận thế nào là sự trung thực trong nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (cũng là mục tiêu cần đạt được của bài giáo dục công dân số 16).

NGUYỄN VĂN LỰC (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rục rịch lo sách giáo khoa cho năm học mới

Chưa kết thúc năm học 2024-2025 nhưng theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều phụ huynh và nhà trường đã rục rịch tìm, đặt mua sách giáo khoa cho năm học mới.

Rục rịch lo sách giáo khoa cho năm học mới

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

Công chức sở, ngành ở Sóc Trăng chuyển công tác đến TP Cần Thơ có nhu cầu chuyển trường cho con cần đăng ký trước ngày 26-5.

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 14-5.

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar