11/07/2021 19:28 GMT+7

Doanh thu bán bảo hiểm từ ngân hàng tăng chậm vì dịch COVID-19

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Doanh thu bán bảo hiểm từ kênh trực tuyến tăng mạnh đến hơn 69% ở các doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi kênh phân phối qua ngân hàng tăng chậm hơn khoảng 66,7%. Sự thay đổi này xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và số hóa.

Doanh thu bán bảo hiểm từ ngân hàng tăng chậm vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Đang có sự dịch chuyển trong kênh phân phối bảo hiểm từ trực tiếp sang trực tuyến - Ảnh: M.C

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm theo các kênh phân phối đã có nhiều thay đổi từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong đại dịch, một lượng lớn khách hàng đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số và rất ít người sẽ quay lại thói quen trước đây của họ.

Khảo sát của Vietnam Report về Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2021, vừa được phát hành, cho thấy doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật số (Digital) tăng mạnh nhất tại 69,2% số doanh nghiệp. Kênh phân phối qua ngân hàng (Bancassurance) ghi nhận doanh thu tăng trưởng ít hơn một chút (66,7%).

Trong khi đó, doanh thu từ kênh đại lý bảo hiểm (Agency) bị chững lại tại 46,7% doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, doanh thu từ kênh Bancassurance hiện nay đã xấp xỉ doanh thu từ kênh Agency. Khi nhiều mảng kinh doanh như tín dụng, ngoại hối… dự báo sụt giảm do tác động từ dịch COVID-19, bancassurance đã bùng nổ và trở thành “vị cứu tinh” của các ngân hàng.

Sự đa dạng trong các kênh phân phối là động lực gia tăng của ngành bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các kênh phân phối và dịch vụ kỹ thuật số đang dần thay thế các kênh truyền thống. Tuy nhiên với những yêu cầu và quyết định có tính phức tạp thì kênh truyền thống như đại lý bảo hiểm vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn nhiều hơn.

Theo báo cáo mới nhất của Deloitte, thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua bị đứt gãy. Tại Việt Nam, ngành bảo hiểm lại có mức tăng trưởng ấn tượng. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và được khách hàng tin cậy là tấm lá chắn tài chính an toàn trước những rủi ro.

Báo cáo của Vietnam Report cho rằng ngành bảo hiểm đã thể hiện tốt vai trò của mình như một “bộ giảm xóc” trước những rủi ro và tác động bất ngờ do đại dịch COVID-19 gây ra. Cụ thể, chi trả quyền lợi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam trong năm 2020 đạt 48.223 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2019.

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TH thúc đẩy tiêu dùng xanh với ‘Ngày không sử dụng túi ni lông’

TH triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Ngày không sử dụng túi ni lông tại Việt Nam năm 2025.

TH thúc đẩy tiêu dùng xanh với ‘Ngày không sử dụng túi ni lông’

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh sau 7 tháng khởi công

Sáng 29-6, Công ty VinFast đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh.

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh sau 7 tháng khởi công

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất bỏ khoản tiền đất bổ sung 5,4% mỗi năm

Việc tính tiền đất bổ sung 5,4% mỗi năm với khoản tiền sử dụng đất chưa nộp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cũng như kinh tế cho doanh nghiệp.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất bỏ khoản tiền đất bổ sung 5,4% mỗi năm

Vì sao thịt heo bẩn vẫn lọt ra thị trường?

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư chuỗi sản xuất khép kín, từ con giống, chăn nuôi đến giết mổ, phân phối, nhưng thịt heo bẩn vẫn len lỏi ra thị trường.

Vì sao thịt heo bẩn vẫn lọt ra thị trường?

Giữa hàng giả 'bủa vây', người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng

Thời gian qua, hàng loạt cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả bị phát giác với số lượng lớn. Hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên cả kênh bán lẻ truyền thống lẫn thương mại điện tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Giữa hàng giả 'bủa vây', người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng

Vì sao Việt Nam tăng mạnh việc nhập khẩu cau?

Dù là quốc gia xuất khẩu cau nhiều năm qua, nhưng Việt Nam lại gây bất ngờ khi ghi nhận mức tăng đột biến trong nhập khẩu mặt hàng này.

Vì sao Việt Nam tăng mạnh việc nhập khẩu cau?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar