08/01/2015 16:45 GMT+7

Doanh nghiệp vay USD bị đe dọa kép

CHÂU LUÂN (Theo WSJ)
CHÂU LUÂN (Theo WSJ)

TTO - Doanh nghiệp châu Á từng sử dụng những khoản vay USD giá rẻ trong quá khứ đang đối mặt với mối đe dọa kép: phải trả lãi cao hơn trong khi lợi nhuận lại thâm hụt.

Tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc càng đè thêm gánh nặng lên vai các doanh nghiệp vay nợ USD tại châu Á. Trong ảnh là công nhân nhà máy lắp ráp đèn LED làm việc tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: Getty Images

Những năm gần đây khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lãi suất thấp, các ngân hàng liên tiếp tung ra hàng loạt khoản vay tỉ USD cho các công ty châu Á. Nay đến lúc "cỗ máy tăng trưởng châu Á" Trung Quốc suy yếu, gánh nặng của các công ty đó ngày càng căng thêm.

Tăng trưởng kinh tế giảm đang khiến lợi nhuận thâm hụt, nhưng họ vẫn cần lượng tiền địa phương nhiều hơn để trả lãi các khoản vay bằng đồng USD.  

WSJ nhấn mạnh những thách thức trên đặc biệt ám ảnh các doanh nghiệp Đông Nam Á - nơi rổ tiền tệ đang rơi giá nhanh nhất.

Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các doanh nghiệp châu Á đã đẩy mạnh vay bằng USD, tận dụng lãi suất thấp và làn sóng tiền đổ ập vào thị trường toàn cầu khi Cục Dự trữ liên bang bơm “máu” vào hệ thống tài chính. Về phần mình, các ngân hàng quốc tế lại rất sẵn lòng cho vay để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn "sân nhà" - nơi lãi suất gần như bằng 0. 

Ngay cả trong năm 2014 - thời điểm Mỹ thể hiện rõ ràng sẽ tăng lãi suất - khối lượng vay hợp vốn ở châu Á, trừ Nhật Bản, cũng tăng 13% lên mức kỷ lục 522,9 tỉ USD - trong đó Trung Quốc chiếm 27%, theo dữ liệu từ Thomson Reuters LPC.

Trong tháng 12-2014, Ngân hàng Indonesia buộc phải bảo vệ đồng rupiah khi nó rơi tự do xuống mức chưa từng có so với USD kể từ khủng hoảng năm 1998. Đồng ringgit Malaysia so với USD trong tuần này cũng hạ đến mức sàn năm năm, đồng baht Thái cuối năm 2014 đóng cửa thấp hơn.

Ngay cả rupee Ấn Độ - đồng tiền tốt nhất trong rổ tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi - cũng giảm 2% so với USD trong năm vừa qua.

Đã thấy rõ dấu hiệu cho thấy các khoản nợ xấu đang tăng lên. Cụ thể, nợ xấu năm 2014 của bốn ngân hàng lớn nhất Thái Lan tăng lên 2,8% dư nợ cho vay - từ mức 2,6% cuối năm 2013. Ngân hàng Trung ương Indonesia ước tính nợ xấu cuối năm 2014 đã tăng lên 2,4% từ 1,8% cùng kỳ năm ngoái.

WSJ cho rằng dù cả ngân hàng và người đi vay đều biết những biến động ngoại hối nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng phòng vệ đầy đủ.

Nhiều công ty Trung Quốc gặp vấn đề với các khoản vay USD của họ, chủ yếu do tác động từ tăng trưởng giảm nhịp. Tính đến cuối tháng 9-2014, nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 766,9 tỉ NDT (123,7 tỉ USD).

Giới phân tích cho rằng các khoản vay trong ngành bất động sản, sản xuất thép và ngành sản xuất nói chung đặc biệt nguy hiểm.

CHÂU LUÂN (Theo WSJ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Nghiên cứu việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay mua máy bay của Vietnam Airlines

Thường trực Chính phủ giao bộ trưởng Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan liên quan, nghiên cứu kỹ và đề xuất phương án xử lý kiến nghị của Vietnam Airlines về việc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay mua máy bay của hãng này.

Nghiên cứu việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay mua máy bay của Vietnam Airlines

Chống buôn lậu, hàng giả 19-5: Kiểm tra ngay khi có tố giác hàng giả; Làm rõ quảng cáo Nestlé Milo

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn trong phiên họp thứ nhất Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 19-5: Kiểm tra ngay khi có tố giác hàng giả; Làm rõ quảng cáo Nestlé Milo

Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

Sau nhiều năm loay hoay với các đơn hàng gia công nhỏ lẻ, Legamex buộc phải tạm ngừng gia công để cắt lỗ.

Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường

Bảo hiểm Hàng không VNI (tên mới DBV) vừa bị phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường

Từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào Nhơn Trạch bị tính phí 2 lần, sao đi ít trả nhiều?

Bài viết về tài xế đi từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị thu phí chồng phí khi rẽ vào Nhơn Trạch nhận nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào Nhơn Trạch bị tính phí 2 lần, sao đi ít trả nhiều?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar