18/05/2020 22:18 GMT+7

Doanh nghiệp từng 'xù' hợp đồng vẫn trúng thầu gạo dự trữ quốc gia

L.THANH
L.THANH

TTO - Ngày 18-5, cục dự trữ một số khu vực công bố kết quả đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Đáng chú ý trong danh sách trúng thầu gạo đợt này, có nhiều doanh nghiệp đã "xù" hợp đồng cung cấp gạo đợt đấu thầu đầu tháng 3 vừa qua.

Doanh nghiệp từng xù hợp đồng vẫn trúng thầu gạo dự trữ quốc gia - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp vừa trúng thầu gạo dự trữ đã "xù" hợp đồng cung cấp gạo đợt đấu thầu đầu tháng 3 vừa qua - Ảnh: CHÂU ANH

Trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ ngày 18-5, Cục Dự trữ khu vực Nam Tây Nguyên có thông báo kết quả đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia vừa mở thầu đợt 2 vào ngày 12-5. 

Cụ thể, Công ty TNHH Thành Phát cung cấp 2.800 tấn với giá 12.177.900 đồng/tấn, cung cấp gạo nhập kho dự trữ tại Chi cục Dự trữ nhà nước Đắk Lắk.

Công ty Mỹ Tường trúng thầu hợp đồng cung cấp 1.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia tại Chi cục Dự trữ nhà nước Lâm Đồng, đơn giá trúng thầu là 12.075.000 đồng/tấn.

Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh cũng trúng thầu cung cấp 900 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 tại Chi cục Dự trữ nhà nước Lâm Đồng, giá trúng thầu 10.889.235 đồng/tấn.

Đáng chú ý là cả ba Công ty TNHH Phát Tài, Công ty Mỹ Tường và Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh là những đơn vị đã "xù" hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ nhà nước đợt đấu thầu tháng 3 vừa qua.

Đặc biệt, so với giá gạo đợt tháng 3 mà Cục Dự trữ khu vực Nam Tây Nguyên mở thầu, giá trúng thầu gạo đợt này cao hơn 2,2 triệu đồng/tấn, vì giá cách đây 2 tháng chỉ là 9.870.000 đồng/tấn.

Như vậy, với mua nhập kho 6.500 tấn gạo, Nhà nước phải chi thêm khoảng 14 tỉ đồng cho Cục Dự trữ khu vực Nam Tây Nguyên.

Để cung cấp gạo nhập kho trước ngày 30-6, Cục Dự trữ khu vực Nam Tây Nguyên yêu cầu các doanh nghiệp trúng thầu đến ký hợp đồng chậm nhất là ngày 20-5.

Trong khi đó, một loạt cục dự trữ khu vực Thanh Hóa, Hà Nam Ninh… thông báo mời các nhà thầu tham gia chào lại giá các gói thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia năm nay.

Chẳng hạn, Cục Dự trữ Hà Nam Ninh chào giá lại 6 gói thầu cung cấp 6.400 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020, đơn giá là 11.057.000 đồng/tấn, trong khi giá gạo trúng thầu được các nhà thầu duyệt vào đợt đấu thầu tháng 3 vừa rồi thấp hơn 1,3 triệu đồng, chỉ 9.712.500 đồng/tấn.

Trước đó, hồi tháng 3, 22 cục dự trữ khu vực đã tổ chức đấu thầu 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm nay. Đáng chú ý là 173.000 tấn gạo đã có 26/28 doanh nghiệp trúng thầu nhưng "xù" hợp đồng cung cấp gạo cho Nhà nước do giá gạo biến động.

Có 4 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Phát Tài, Công ty Mỹ Tường, Tổng công ty Lương thực miền Bắc… đã "xù" hợp đồng bán gạo cho Nhà nước và đăng ký xuất khẩu gạo trong tháng 4 vừa rồi.

Thêm nữa, trong kết quả kiểm tra đấu thầu mua gạo dự trữ mà Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố, trong kho của 7 cục dự trữ có gạo của một loạt doanh nghiệp đã trúng thầu gạo đợt đấu thầu tháng 3 vừa qua nhưng từ chối ký hợp đồng bán gạo cho Nhà nước.

Do đó, Bộ Tài chính đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Bộ Công an làm rõ có chuyện cục dự trữ nhà nước thông đồng với doanh nghiệp để làm giá với Nhà nước hay không.

Ước tính với việc đấu thầu 182.300 tấn gạo đợt ngày 12-5 vừa qua so với giá trúng thầu trước đây 2 tháng thì mỗi tấn gạo Nhà nước phải bỏ thêm 1,3 - 2,2 triệu đồng. Tính bình quân là 1,7 triệu đồng/tấn thì Nhà nước phải tốn thêm khoảng 300 tỉ đồng.

Về một trong những giải pháp ngăn chặn tình trạng này, ông Lê Văn Thời - phó tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước - cho biết cơ quan này đề xuất sửa Luật đấu thầu theo hướng sẽ cấm các nhà thầu không được tham gia đấu thầu lần sau nếu thắng thầu rồi mà lại "xù" hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ.

'Xù' bán gạo vẫn được đấu thầu mua gạo dự trữ?

TTO - Ngày 12-5, tất cả 22 cục dự trữ nhà nước khu vực đã đồng loạt tổ chức đấu thầu mua 182.300 tấn gạo còn thiếu trong số 190.000 tấn gạo phải mua cho dự trữ quốc gia, sau khi nhiều doanh nghiệp trúng thầu trước đó đã "xù" việc cung cấp gạo dự trữ.

L.THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar