30/05/2018 11:43 GMT+7

Doanh nghiệp Trung Quốc cò kè giá, Nepal hủy luôn dự án thủy điện tỉ đô

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Việc chính phủ Nepal tuyên bố tự xây dự án thủy điện Tây Seti 750 MW khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó nó đã nhiều lần được khẳng định sẽ do Tập đoàn Tam Hiệp Quốc tế của Trung Quốc xây dựng.

Doanh nghiệp Trung Quốc cò kè giá, Nepal hủy luôn dự án thủy điện tỉ đô - Ảnh 1.

Nhà máy thủy điện Kaligandaki A với 3 tổ máy 48MW đang là nhà máy thủy điện lớn nhất Nepal tính tới thời điểm hiện tại - Ảnh chụp màn hình

Quyết định này cũng đồng nghĩa hợp đồng với đối tác Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ. Đây là dự án thứ 2 có yếu tố Trung Quốc ở Nepal bị đổ vỡ trong vòng 6 tháng qua. 

"Chúng ta sẽ huy động các nguồn lực trong nước và xây dựng nhà máy thủy điện Tây Seti", Bộ trưởng Tài chính Nepal Yubaraj Khatiwada nhấn mạnh khi đọc tờ trình ngân sách 12,18 tỉ USD lên quốc hội nước này ngày 29-5.

Tập đoàn Tam Hiệp Quốc tế không phải là cái tên lạ lẫm. Đây là đơn vị đã xây đập Tam Hiệp - đập lớn nhất thế giới nằm chắn ngang dòng Trường Giang của Trung Quốc. Hãng tin Reuters cho biết không thể liên lạc được tập đoàn này sau quyết định hủy dự án thủy điện trị giá 1,6 tỉ USD của Nepal.

Năm 2015, chính phủ Nepal tuyên bố việc xây dựng thủy điện Tây Seti sẽ do tập đoàn Trung Quốc thực hiện, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2022. Dự án được kì vọng sẽ góp phần giúp giảm tình trạng thiếu điện ở Nepal - quốc gia nhập khẩu mỗi năm gần 500MW từ Ấn Độ.

Tuy nhiên, dự án này không thoát khỏi số phận bị treo kể cả khi đã xác định được nhà thầu xây dựng. Các quan chức Nepal giấu tên tiết lộ công việc xây dựng không thể bắt đầu khi tập đoàn Trung Quốc quyết đàm phán với chính phủ Nepal về các điều khoản xây dựng có lợi hơn cho họ.

Đây là dự án thủy điện thứ hai ở Nepal liên quan tới Trung Quốc bị hủy trong vòng nửa năm qua. Tháng 11-2017, chính phủ Nepal hủy hợp đồng 2,5 tỉ USD xây dựng nhà máy thủy điện 1.200MW trên Budhi Gandaki với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

Trong khi thế giới đã bắt đầu chuyển sang các hình thức sản xuất điện sạch và bền vững, Nepal mới bắt đầu bước vào thời kỳ thủy điện. Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Nepal cần nhiều nhà máy thủy điện để giải tỏa cơn khát năng lượng và đáp ứng nền kinh tế vừa mới bùng nổ sau một thập kỷ nội chiến triền miên.

Giới chuyên gia ước tính Nepal có tiềm năng thủy điện lên tới 42.000MW nhưng chỉ mới sản xuất được khoảng 1.000MW trong khi nhu cầu thực tế lại lên tới 2.500MW. Điều này đã dẫn tới một cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên những dòng sông ở Nepal, bất chấp giới khoa học thế giới đã nhiều lần cảnh báo những hậu quả về môi trường của các dự án thủy điện trên toàn cầu.

Hồi tháng 5 này, sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tập đoàn Satluj Jal Vidyut Nigam của Ấn Độ đã bắt tay vào việc xây dựng một nhà máy thủy điện 900 MW phía đông Nepal.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump cảnh báo ông Putin đang 'đùa với lửa'

Viết trên Truth Social, ông Trump cho rằng nếu không có ông, Nga đã phải hứng chịu nhiều điều tồi tệ.

Ông Trump cảnh báo ông Putin đang 'đùa với lửa'

Tổng thống Hungary nắm tay Phu nhân, dạo phố đêm Hà Nội ngay sau khi đến Việt Nam

Tối 27-5, không lâu sau khi đến Hà Nội, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân đã cùng nắm tay nhau, dạo bước trên bờ hồ Hoàn Kiếm và cảm nhận cuộc sống về đêm tại Việt Nam.

Tổng thống Hungary nắm tay Phu nhân, dạo phố đêm Hà Nội ngay sau khi đến Việt Nam

Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc, 5 người thiệt mạng

Hiện cơ quan chức năng địa phương vẫn đang tiến hành khắc phục hậu quả vụ nổ, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang. 6 người còn đang mất tích.

Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc, 5 người thiệt mạng

Pháp hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam hưởng lợi từ AI

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Bộ trưởng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Kỹ thuật số Pháp Clara Chappaz khẳng định phát triển AI tại các nền kinh tế mới nổi, như Việt Nam, là một trong những ưu tiên mà Pháp đề ra trong lĩnh vực này.

Pháp hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam hưởng lợi từ AI

Thủ tướng đề nghị Việt - Trung ưu tiên thúc đẩy hợp tác đường sắt

Gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị dành ưu tiên hàng đầu thúc đẩy hợp tác đường sắt, quyết tâm khởi công tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025.

Thủ tướng đề nghị Việt - Trung ưu tiên thúc đẩy hợp tác đường sắt

Thái Lan tăng sản xuất thuốc kháng vi rút ứng phó COVID-19 bùng phát

Các chuyên gia Thái Lan trấn an rằng COVID-19 đã trở thành một bệnh theo mùa và ít nghiêm trọng hơn, với ít ca tử vong hơn.

Thái Lan tăng sản xuất thuốc kháng vi rút ứng phó COVID-19 bùng phát
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar