03/06/2015 00:02 GMT+7

​Doanh nghiệp thủy sản sau FTA

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Sau các hiệp định thương mại tự do, nền kinh tế non trẻ Việt Nam sẽ bước ra sân chơi rộng cùng các nền kinh tế lớn.

Cơ hội xuất khẩu nhiều hơn với thuế quan ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên nhưng cam kết mở cửa lại tỷ lệ nghịch với không gian chính sách. Để tận dụng thời cơ, tránh những thất bại đáng tiếc, doanh nghiệp Việt nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng mong mỏi nhiều hơn vào những chính sách có hiệu quả của Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên sân chơi lớn.

Trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết 09 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán một loạt các FTA thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam- EU...

Các FTA này đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các ngành kinh tế, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra các lợi ích từ tự do thương mại, các FTA cũng sẽ hạn chế quyền, thậm chí là cấm Chính phủ được thực hiện các chính sách nhất định để hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tương lai của các ngành kinh tế. 

Theo quy định của WTO về trợ cấp, cụ thể là trong Hiệp định về Chống trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM) thì các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho sản xuất chính là các chương trình trợ cấp và cho tới nay hầu hết các chương trình trợ cấp đều có nguy cơ bị điều tra chống trợ cấp. Sau các hiệp định thương mại tự do, các hiệp hội, doanh nghiệp mong muốn Nhà nước có sự hỗ trợ nhưng trên thực tế Chính phủ đang bị ràng buộc bởi các quy định rất chặt chẽ của WTO và pháp luật của các nước.

Do đó khi doanh nghiệp nhận được một chính sách hỗ trợ chính là khoản trợ cấp của Chính phủ thì trong tương lai các chương trình trợ cấp này có thể bị điều tra và các doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các vụ chống trợ cấp đó. Do đó, càng cam kết nhiều thì không gian chính sách càng bị thu hẹp, Nhà nước khó có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp mà chỉ có thể làm bằng các biện pháp như: nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, quảng bá thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để giảm thiểu những bất lợi của FTA…

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, doanh nghiệp thủy sản cần những chính sách đầy đủ hơn, đặc biệt là theo thông lệ, cam kết quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều chính sách đặt ra về mục tiêu theo thông lệ quốc tế nhưng những điều khoản, quy định phía trong lại phát sinh hoặc gây khó cho các doanh nghiệp và có tác dụng ngược lại.

Thủy sản đang là một ngành tạo ra giá trị lớn cho đất nước và tập hợp được nguồn lực của cả nông ngư dân và doanh nhân, trong đó, kinh tế tư nhân có vai trò chủ chốt. Do đó, năng lực cạnh tranh đang là vấn đề quan trọng nhất mà các doanh nghiệp thủy sản đang quan tâm và tập trung sau các hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, giá thành sản xuất nông lâm thủy sản trong nước quá cao khiến cho chuyện bỏ ao, hiện tượng được mùa mất giá xảy ra thường xuyên. Giá thành quá cao là nguyên nhân chính làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Hơn nữa, khi Việt Nam tiếp cận với một sân chơi rộng và mở, để tạo nên sản phẩm có năng lực cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản đã phải nhập khẩu thêm thủy sản và nguyên vật liệu như: bao bì, phụ gia… Tuy nhiên những chính sách về thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu lại không thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính những chính sách này đang làm đáng kể năng lực của doanh nghiệp. Vậy thì, sau hội nhập, trước hết, doanh nghiệp mong muốn những quy định chính sách trong nước phải tính tới việc phù hợp hơn sao cho doanh nghiệp có thể thực hiện được và nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, ngành bán lẻ Việt Nam hầu như không được hỗ trợ nhiều trong không gian chính sách sau hiệp định thương mại tự do, nếu có được hỗ trợ thì cũng chưa tương xứng và hiệu quả chưa cao. Trong tương lai, các doanh nghiệp bán lẻ mong muốn Nhà nước tiếp tục và trợ giúp nhiều hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ, hỗ trợ nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu… để thích nghi nhanh sau hội nhập.

Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập là tất yếu. Tuy nhiên, ở một sân chơi quốc tế lớn với những cường quốc lớn, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn quy mô vừa và nhỏ, để không gánh những bài học thất bại không đáng có, Nhà nước cần tận dụng không gian chính sách hẹp hợp lý hơn, phù hợp hơn để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên trường quốc tế. Như ý kiến của một vị đại biểu tại hội hội thảo: quan trọng nhất là Nhà nước cần định hướng, ngành nào có thể đi xa và đi đến đâu? Ngành nào có thể là sức mạnh đưa Việt Nam lên thành cường quốc. Nếu nông nghiệp là một thế mạnh thì cần cố gắng tận dụng chuyển giao công nghệ giảm giá thành sản xuất, đào tạo nhân lực, có những chính sách hỗ trợ tích cực để phát triển.

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: thủy sản FTA

Tin cùng chuyên mục

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Voice cloning là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để “sao chép” giọng nói của một người cụ thể. Một trong những đơn vị nghiên cứu và triển khai giải pháp voice cloning hàng đầu tại Việt Nam hiện nay là AusyncLab.

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 22-5-2025

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

Ngày 25-4 vừa qua, Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng tiếp nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật khúc xạ thế hệ mới Zeiss Smile pro AI 4.0 từ Tập đoàn Carl Zeiss (Đức).

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Ngày 20-5, Ủy viên EU về thương mại Maros Sefcovic cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc áp dụng mức phí cố định là 2 euro (2,25 USD) đối với các kiện hàng giá trị thấp.

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Ngày càng nhiều người cao tuổi neo đơn tại Nhật Bản quan tâm đến việc chuyển tài sản cá nhân của mình cho các hoạt động từ thiện sau khi qua đời.

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Một thị trấn ven biển xinh đẹp ở bang California (Mỹ) có quy định hết sức đặc biệt: Du khách phải có giấy phép chính thức nếu muốn mang giày cao gót cao hơn 5cm khi đi lại nơi công cộng.

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar