22/07/2014 00:01 GMT+7

Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt đang bị thua trên sân nhà

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Đứng thứ 6 thế giới trong 120 quốc gia và vùng lãnh thổ về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nhưng tại thị trường trong nước, ngành gỗ Việt Nam lại đang bị lấn át bởi hàng gỗ nhập khẩu hoặc có mẫu mã nhập khẩu từ nước ngoài.

Chính những yếu kém trong liên kết, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong nước đã khiến doanh nghiệp, làng nghề sản xuất đồ gỗ Việt Nam chưa quan tâm đúng mức thị trường nội địa và đang bị “thua trên sân nhà”. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Nhu cầu về tiêu dùng đồ gỗ thị trường nội địa đã tăng mạnh và có nhiều tiềm năng, trong đó nhu cầu mua sắm đồ gỗ của các hộ gia đình là tương đối lớn, bình quân mỗi hộ gia đình cần mua sắm khoảng 6 triệu đồng cho đồ gỗ. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh.

Bình quân tiêu dùng đồ gỗ thị trường nội địa trong 5 năm gần đây chiếm khoảng 40% tổng giá trị thương mại của đồ gỗ Việt Nam, với giá trị khoảng 2,25 tỷ USD. Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ tham gia thị trường nội địa là 40% cho công trình xây dựng, 30% cho tiêu dùng nông thôn và tiêu dùng thành thị chiếm 30%. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị chế biến gỗ có quy mô vừa và lớn thực hiện đầu tư khai thác thị trường nội địa chiếm tỷ lệ thấp, hầu như chỉ có các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, cũng như các hộ chế biến thuộc các làng nghề.

Là địa phương có khoảng 20 làng nghề với 300 doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung tại các huyện như Ý Yên, Nam Trực, Hải Hậu, Xuân Trường... nhưng hầu hết các cơ sở chế biến gỗ của Nam Định đều có các trang thiết bị máy móc đơn giản, phục vụ sơ chế và sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công, sơ chế nguyên liệu cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Đại diện Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định cho biết do thiếu vốn sản xuất, khả năng huy động vốn hạn chế nên các làng nghề vẫn sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao, khó có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn. Các sản phẩm tiêu thụ nội địa của làng nghề gỗ Nam Định vẫn chỉ chú trọng vào một số sản phẩm kiểu dáng cũ.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ trong nước thường kết hợp với các vật liệu khác hoặc đồ gỗ làm từ ván nhân tạo có thiết kế nhẹ nhàng, hiện đại, giá rẻ. Các sản phẩm này đang được các nước đi trước Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ván nhân tạo “chào hàng” rất tốt. Các doanh nghiệp trong nước cũng nhận thấy tiềm năng từ thị trường này nhưng hiện tại Việt Nam sản xuất với giá cao hơn nên khó có khả năng cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp rất muốn chiếm lĩnh được thị trường trong nước nhưng gặp cái khó là sản xuất ít mà khâu phân phối lại dường như không có, trong khi làm xuất khẩu với khối lượng lớn, lại theo đơn hàng. Có lẽ chính vì vậy, nên thị trường gỗ nội địa vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước hướng tới.

Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi hướng vào thị trường nội địa là chưa tạo được thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết tới, chưa tạo được những sản phẩm có thiết kế phù hợp thị hiếu thị trường, chưa có hệ thống phân phối và giá bán hợp lý.

Bên cạnh đó tại các làng nghề, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, áp dụng công nghệ điện tử thương mại trong các làng nghề gỗ còn rất yếu kém. Việc sản xuất và tiêu thu đồ gỗ phần lớn là độc lập, khép kín theo kiểu bán buôn nhỏ hoặc “tự sản, tự tiêu”...

Trước xu hướng phát triển của thị trường nội địa, một số làng nghề đã có sự liên kết, chuyên môn hóa trong sản xuất, cơ sở sản xuất chỉ chuyên sản xuất một hoặc một số chi tiết của sản phẩm. Điển hình như làng nghề gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã có sự liên kết với các làng lân cận như Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh), Văn Môn, Đông Thọ (Yên Phong, Bắc Ninh) lập thành hệ thống sản xuất theo dây chuyền.

Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã định hướng và xây dựng các giải pháp để phát triển thị trường nội địa đối với đồ gỗ chế biến nhằm mục tiêu đạt 4 tỷ USD vào năm 2020. Theo đó, các làng nghề, các doanh nghiệp chế biến gỗ phải đẩy mạnh việc đổi mới nguyên liệu phục vụ sản xuất, đổi mới mẫu mã, thiết kế để sản phẩm làm ra ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng; cải tiến hình thức xúc tiến thương mại và đặc biệt là cùng chung tay, góp sức xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm đủ mạnh trên phạm vi cả nước.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

congtien_canbiet

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin cùng bạn 8h ngày 18-5-2025: Đề xuất 'yêu cầu cấp thiết' để Đà Lạt thoát nạn kẹt xe; Các ‘ông lớn’ Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp 5.100 tỉ tiền thuế; Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer…

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 17-5-2025

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12-5), Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động có chủ đề “Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay”.

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Khách sạn Central Plaza 22 tầng ở Mỹ Tho (Tiền Giang) không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn là nơi có không gian thu giãn và ngắm hoàng hôn sông Tiền, Mỹ Tho về đêm tuyệt đẹp.

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã yêu cầu Apple hạn chế việc xây dựng thêm các nhà máy tại Ấn Độ và thay vào đó mở rộng hoạt động tại Mỹ.

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ

Một cuộc tranh luận đã nổ ra tại các thành phố gần biểu tượng của Nhật Bản này về việc liệu có nên buộc những người leo núi trái mùa phải tự chi trả chi phí cứu hộ hay không.

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar